Tam Quang là xã miền núi vùng cao của huyện Tương Dương. Xã có diện tích tự nhiên 37.517,87ha, trong đó có 33.623,63ha diện tích rừng và đất lâm nghiệp. Bên cạnh các khu rừng tự nhiên gắn với rừng đặc dụng của VQG Pù Mát, rừng phòng hộ trên địa bàn, Tam Quang còn có 5.000 ha rừng trồng, trong đó có 850 ha rừng Mét đã được gây trồng,quản lý bảo vệ khai thác hàng chục năm nay..
Xã Tam Quang có 11 thôn bản đó là các thôn bản: Tam Bông, Sơn Hà, Khe Bố, Làng Nhùng, Bãi Xa, Tam Liên, Bãi Sở, Làng Mỏ, Tam Hương, Tân Hương, Tùng Hương. Dân số của xã có 2.032 hộ; 8.193 nhân khẩu, trong đó chủ yếu là đồng bào dân tộc Thài, Khơ Mú, Kinh...còn lưu giữ nhiều bản sắc văn hóa và có nhiều cảnh quan đẹp, hấp dẫn du khách như Khe thơi tại bản Tân Hương, Tùng Hương gắn với đặc sản cá Mát, cảnh quan rừng nguyên sinh VQG Pù Mát; hang động tại bản Tam Bông liền kề với cảnh quan rừng Đặc Dụng Săng Lẻ xã Tam Đình. nhiều khu rừng Mét trên địa bàn xã, đặc biệt là tại bản Tam Liên, Tam Bông có rất nhiều khu rừng đẹp có nhiều tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng.
Tam Quang là xã đã đạt chuẩn xã Nông thôn mới năm 2017, giao thông đi lại thuận lợi, thông tin liên lạc thuận tiện.
Nhằm phát huy tiền năng lợi thế về du lịch trên địa bàn, Đảng ủy, UBND xã Tam Quang đã có kế hoạch, đề án kêu gọi, hỗ trợ, thúc đẩy đầu tư phát triển du lichjsinh thái, cộng đồng tại bản Tùng Hương, Tân Hương gắn với ẩm thực Cá Mát, tắm suối... thưởng ngoạn cảnh quan rừng trên địa bàn.
Đặc biệt qua việc thực hiện dự án phục tráng cây Mét trên địa bàn xã Tam Quang cũng như phát hiện, gợi mở của các đại biểu các Ban quản lý khu DTSQ Cù Lao Chàm, Đồng Nai tham quan, hội thảo tại xã Tam Quang năm 2023, nhận thấy cần quan tâm phát triển du lịch sinh thái, cảnh quan trên địa bàn. Lưu tâm phát triển các khu vực có nhiều tiềm năng, lợi thế, đó là:
- Tiếp tục đầu tư,thu hút phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng tại Khu vực khe thơi bản Tân Hương, Tùng Hương.
- Lựa chọn các khu rừng Mét có cảnh quan đẹp, giao thông thuận lợi phát triển du lịch đi bộ, cắm trại, thư giãn trong các khu rừng Mét tại các thôn bản Tam Liên, Tam Bông. Ở các khu rừng này cũng nên phát triển mô hình chăn nuôi gà bán thả rông dưới các khu rừng mét theo hướng gà sạch, hữu cơ, đa dụng hóa lợi ích cuả khu rừng.
- Đặc biệt tại bản Tam Bông có hang khe Dơi khá đẹp, giao thông đi lại thuận tiện, cận kề Khu rừng đặc dụng Rừng Săng Lẻ Tam Đình nhưng đang để hoang vắng, cần thiết có khảo sát đánh giá tiềm năng để thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng.
Phan Sỹ Ninh - Ban quản lý Dự án BR