KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊM PÙ HOẠT
I. THÔNG TIN CHUNG
1.1. Thông tin tên và địa chỉ
- Tên đơn vị: Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt.
- Địa chỉ : Thôn Lâm Trường, xã Tiền Phong, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An.
- Điện thoại: 02383.885.118; Website: puhoat.vn
- Cơ quan chủ quản: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An.
1.2. Quyết định thành lập, chức năng, nhiệm vụ
1.2.1. Quyết định thành lập
Quyết định số 1109/QĐ-UBND ngày 02/04/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An về việc chuyển đổi Ban quản lý rừng phòng hộ Quế Phong thành Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt.
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ
1.2.2.1. Chức năng:
Ban quản lý Khu BTTN Pù Hoạt là đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng. Chịu trách nhiệm trước Sở Nông nghiệp và PTNT và Nhà nước về tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật.
1.2.2.2. Nhiệm vụ:
- Thực hiện nhiệm vụ Ban quản lý các dự án bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; nhiệm vụ dịch vụ công trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; quản lý các dự án đầu tư trên địa bàn huyện Quế Phong theo quy định của pháp luật.
- Bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị đặc biệt về thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái, đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật, di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan; nghiên cứu khoa học; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
- Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ nhằm phát huy tác dụng phòng hộ của rừng, điều tiết nguồn nước, hạn chế lũ lụt, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng để thực hiện hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; tham mưu đề xuất các giải pháp tăng cường hoạt động quản lý, bảo vệ phát triển rừng.
- Tham mưu cho Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT các cơ chế, chính sách về bảo tồn, bảo vệ, phát triển rừng; đồng thời trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ rừng, đảm bảo chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn theo quy định của pháp luật, phân cấp quản lý của UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và PTNT.
- Tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức và vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
- Tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho người dân trong vùng để giảm thiểu tối đa sự xâm hại tài nguyên rừng.
- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo tình hình diễn biến tài nguyên rừng và các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo quy định.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và PTNT giao theo quy định của pháp luật.
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực
- Ban Giám đốc, gồm: Giám đốc đồng thời là Hạt trưởng Hạt kiểm lâm và 02 Phó Giám đốc.
- Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ trực thuộc: Gồm 03 phòng: Phòng Tổ chức - Hành chính; Phòng Kế hoạch - Tài chính; Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế.
- Đơn vị trực thuộc Ban quản lý, gồm: Hạt kiểm lâm, có 01 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng trực thuộc và 09 Trạm Quản lý bảo vệ rừng trực thuộc, gồm: Trạm Quản lý bảo vệ rừng Đồng Văn 1, Trạm Quản lý bảo vệ rừng Đồng Văn 2, Trạm Quản lý bảo vệ rừng Thông Thụ 1, Trạm Quản lý bảo vệ rừng Thông Thụ 2, Trạm Quản lý bảo vệ rừng Na Chạng, Trạm Quản lý bảo vệ rừng Hạnh Dịch, Trạm Quản lý bảo vệ rừng Nậm Giải, Trạm Quản lý bảo vệ rừng Tri Lễ, Trạm Quản lý bảo vệ rừng Châu Thôn - Mường Lống.
- Nguồn nhân lực: Tổng số lao động hiện có là 65 người (Công chức 11 người; viên chức 26 người; hợp đồng lao động 28 người). Trình độ: Tiến sỹ 01 người; thạc sỹ 09 người; đại học 52 người; cao đẳng, trung cấp và sơ cấp 04 người.
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy
Nhận xét về đặc điểm chung của đơn vị:
Trong giai đoạn 2013 - 2020, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của BQL Khu BTTN Pù Hoạt đã được xác định rõ ràng và đã cụ thể hoá bằng các văn bản quy phạm pháp luật của cấp có thẩm quyền. Trong quá trình xây dựng và triển khai hoạt động, đơn vị cơ bản đã bám sát các quy định hiện hành để thực hiện. Cụ thể như sau:
- Về cơ cấu tổ chức bộ máy: BQL Khu BTTN Pù Hoạt đã xây dựng được cơ cấu tổ chức bộ máy ổn định, hoạt động hiệu quả và phù hợp với các Quy định hiện hành của Nhà nước và các văn bản pháp lý liên quan đến tổ chức của đơn vị; phù hợp với yêu cầu thực tiễn nhiệm vụ đặt ra của đơn vị.
- Về chức năng, nhiệm vụ: KBT đã bám sát và thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Quyết định số 1109/QĐ-UBND ngày 02/04/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An. Nội dung các chức năng, nhiệm vụ cơ bản đáp ứng đầy đủ để thực hiện các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; nghiên cứu khoa học, áp dụng các biện pháp để bảo tồn, phát huy các giá trị đặc biệt về thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái, đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật, chủ dự án các chương trình trồng rừng, dịch vụ, khoa học kỹ thuật, tạo giống cây lâm nghiệp phục cho trồng rừng trên địa bàn toàn huyện…nhờ đó, các hoạt động của KBT từ khi thành lập đến nay được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, khi Luật Lâm nghiệp 2017 có hiệu lực và trước xu thế hội nhập và phát triển của xã hội, thì một số nội dung quy định về chức năng, nhiệm vụ hiện tại của Khu BTTN Pù Hoạt cần phải được bổ sung, điều chỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, đồng thời khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế của đơn vị.
- Về số lượng biến chế công chức, viên chức và người lao động: Tổng số biên chế cán bộ công chức, viên chức và người lao động hiện tại của BQL Khu BTTN Pù Hoạt là 65 người, mới chỉ đáp ứng được 46,5% tổng nhu cầu số lượng cán bộ theo Đề án vị trí việc làm của đơn vị đã được Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt. Nhân lực còn thiếu so với nhu cầu cần sử dụng, hiện nay bình quân mỗi cán bộ của đơn vị phải quản lý hơn 1.300 ha rừng, riêng bình quân cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ rừng là hơn 1.800 ha/người. Vì vậy, trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao đơn vị gặp rất nhiều khó khăn do thiếu nguồn nhân lực. Mặt khác, trong thời gian tới khi Nghị định số 01/2019/NĐ-CP được triển khai thực hiện thì lực lượng công chức Kiểm lâm sẽ được tách khỏi biên chế của đơn vị. Đây là vấn đề được dự báo sẽ hết sức khó khăn cho BQL Khu BTTN Pù Hoạt trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao, do thiếu lực lượng và chế tài pháp luật để xử lý.
- Về chất lượng nguồn nhân lực: Đội ngũ công chức, viên chức và người lao động hiện nay của BQL Khu BTTN Pù Hoạt đã được đào tạo cơ bản từ các trường đào tạo chuyên ngành liên quan đến thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Các công chức, viên chức và người lao động chủ yếu được đào tạo qua Đại học là 52 người, chiếm tỷ lệ 80%, trên Đại học là 10 người, chiếm tỷ lệ 15,38% và cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao theo vị trí việc làm. Trong đó: Công chức có 11 người, viên chức có 25 người hưởng lương từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp theo định mức quy định hiện hành và 29 cán bộ lao động hợp đồng hưởng lương từ nguồn thu của đơn vị. Tuy nhiên, so với yêu cầu, nhiệm vụ, thì nguồn nhân lực của KBT vẫn còn tồn tại bất cập về chất lượng nguồn nhân lực.
- Về chế độ, chính sách cho người lao động: Chính sách tiền lương và các khoản phụ cấp chi trả hàng tháng cho công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị còn ở mức thấp (bình quân 8,1 triệu đồng/người/tháng). Đa số công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị sống xa gia đình nên đời sống gặp nhiều khó khăn.
II. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐỊA HÌNH, KHÍ HẬU, THỦY VĂN VÀ THỔ NHƯỠNG
2.1. Vị trí địa lý
Khu BTTN Pù Hoạt được giao quản lý diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân bố trên địa bàn 9 xã thuộc huyện Quế Phong: Tiền Phong, Thông Thụ, Hạnh Dịch, Nậm Giải, Đồng Văn, Tri Lễ, Nậm Nhoóng, Cắm Muộn và xã Châu Thôn.
- Tọa độ địa lý:
+ Từ 19o27'46” đến 19o59'55” độ vĩ Bắc;
+ Từ 104o37'46’’ đến 105o11'11” độ kinh Đông.
- Ranh giới
+ Phía Bắc giáp Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên và các xã: Vạn Xuân, Xuân Lẹ và Xuân Chinh, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa;
+ Phía Đông giáp các xã: Châu Bình, Châu Tiến, huyện Quỳ Châu;
+ Phía Nam giáp xã Yên Tĩnh huyện Tương Dương và xã Quang Phong huyện Quế Phong;
+ Phía Tây giáp nước Công hòa dân chủ nhân dân Lào và các xã: Nhôn Mai, Hữu Khuông, huyện Tương Dương.
Hình 1.2: Sơ đồ vị trí Khu BTTN Pù Hoạt trong tỉnh Nghệ An
2.2. Địa hình
Khu BTTN Pù Hoạt được xem là “nóc nhà” của vùng Bắc Trung Bộ, nơi có đỉnh Pù Hoạt cao 2.457 mét. Trong vùng có 3 dạng địa hình chính:
- Địa hình núi cao: Là địa hình đặc trưng trong khu vực, gồm các dải núi có độ cao hơn 1.700m, nằm ở phía Tây Bắc của huyện, tập trung ở 5 xã Đồng Văn, Thông Thụ, Hạnh Dịch, Nậm Giải và Tri Lễ. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao và hệ thống sông suối khá dày đặc, điển hình của dãy núi cao Trường Sơn từ 1.600 - 1.828m và núi Chóp Cháp (1.705m), đỉnh cao nhất là Pù Hoạt (2.457m). Khu vực này, địa hình thường có độ dốc lớn trên 300, dễ gây hiện tượng sạt lở, trượt đất. Khu vực này chiếm diện tích gần 40% tổng diện tích tự nhiên của Khu bảo tồn. Đây cũng là vùng thượng lưu của hai con sông lớn là sông Chu và sông Hiếu. Thảm thực vật chủ yếu là rừng cây tự nhiên với sự xuất hiện của kiểu thảm thực vật Á nhiệt đới mà đặc trưng là kiểu rừng hỗn giao cây lá Kim và Lá rộng. Đây là khu vực có ý nghĩa lớn trong bảo tồn các giá trị Đa dạng sinh học, đặc biệt là các giá trị bảo tồn cao.
- Địa hình núi trung bình và núi thấp: Bao gồm các dãy đồi núi có độ cao trong bình từ 300 đến 1.700m; là vùng chuyển tiếp khu vực núi cao và vùng thấp, nằm ở phía Tây Nam của Khu BTTN Pù Hoat, chủ yếu tập trung ở các xã Châu Thôn, Cắm Muộn, Nậm Nhoóng, Tri Lễ và Nậm Giải. Khu vực này chiếm diện tích khoảng 52% tổng diện tích tự nhiên của Khu bảo tồn. Thảm thực vật chủ yếu là rừng cây tự nhiên và đặc trưng bởi các kiểu rừng Lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới. Ngoài ra, khu vực này còn xuất hiện ít diện tích rừng trồng cây đặc sản (quế), rừng nguyên liệu gỗ như keo lai v.v... Trên khu vực này còn diện tích đất đồi núi chưa sử dụng có khả năng khai thác vào trồng rừng.
- Địa hình núi thấp và thung lũng: Gồm những thung lũng nằm dưới chân núi cao hoặc dải đất bằng nằm dọc hai bên bờ suối, có những nơi diện tích rộng từ 300 đến 400 ha, phân bố tập trung ở xã Tiền Phong. Độ dốc thường từ 3 đến 5 độ rất thuận lợi cho canh tác, đây là vùng sản xuất lúa, rau, màu tập trung với sản lượng lớn của huyện Quế Phong.
2.3. Khí hậu
Theo số liệu của trạm khí tượng thủy văn, Khu BTTN Pù Hoạt nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều. Khu vực này chịu ảnh hưởng lớn của khí hậu dãy Trường Sơn Bắc.
- Nhiệt độ trung bình năm là 23,1oC. Nhiệt độ cao nhất 41,3oC (tháng 6), thấp nhất 100C (tháng 12);
- Độ ẩm trung bình năm 86%;
- Lượng mưa trung bình năm 1.734,5mm. Mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm, do địa hình cao dốc nên mỗi khi mưa lớn thường gây lũ nhanh, lũ lớn trên các con sông. Lượng mưa thấp ở các tháng về mùa khô (1-3);
- Gió: Trong khu vực có hai loại gió chính, đó là: Gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thổi mạnh vào tháng 11, 12 và tháng 1, mỗi đợt 3-4 ngày, có khi kéo dài cả tuần. Gió mùa Đông Bắc về gây giá rét, thường kéo theo mưa phùn. Gió Lào thổi từ tháng 5 đến tháng 6, khi có gió Lào, nhiệt độ lên cao, có khi lên đến 41,3oC, độ ẩm xuống thấp, gây khô nóng.
2.4. Thủy văn
Khu BTTN Pù Hoạt thuộc là vùng đầu nguồn của hai hệ sông:
- Sông Chu ở phía Bắc bắt nguồn từ phía Tây Pù Hoạt (Lào) với tên là Nậm Xam chảy qua huyện Hủa Phăn vào Việt Nam với tên là sông Chu, chảy qua các xã Đồng Văn, Thông Thụ huyện Quế Phong về Thanh Hoá với chiều dài đi qua hơn 64 km. Đây là hệ thủy lớn, nổi tiếng phong phú về các loài thủy sinh, cá, lưỡng cư cả về thành phần loài và số lượng. Dọc hai bên sông, bên các suối lớn là vùng sinh sống và canh tác của cộng đồng các dân tộc thuộc hai xã Thông Thụ và Đồng Văn;
- Hệ sông Hiếu bắt nguồn trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, có lưu vực lớn thứ hai trong khu vực (Chiếm khoảng 30% diện tích Khu BTNT Pù Hoạt), với các chi lưu Nậm Việc, Nậm Giải, Nậm Quàng:
+ Sông Nậm Việc bắt nguồn từ xã Hạnh Dịch, Tiền Phong, lưu lượng nước rất lớn, chảy quanh năm. Hệ thủy này được tạo bởi khá nhiều khe suối lớn bắt nguồn từ biên giới Việt Lào, từ các đỉnh núi cao đổ về như: suối Hạt, suối Phùng, suối Hiên, suối Co, suối Nậm Lan...
+ Sông Nậm Quàng bắt nguồn từ biên giới Việt Lào ở xã Tri Lễ, dài 71km, diện tích lưu vực 594,8 km2.
+ Sông Nậm Giải bắt nguồn từ biên giới Việt Lào ở xã Nậm Giải dài 43 km chảy qua các xã Châu Kim, Mường Nọc.
Nhờ hệ thống sông suối khá dày đặc, cùng với địa hình dốc, nằm ở vị trí tương đối cao - là cơ hội lớn để phát triển các công trình thủy điện phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc và toàn xã hội; Cho đến nay trên địa bàn huyện Quế Phong có 09 công trình thủy điện được đầu tư xây dựng: Thủy điện Hủa Na; Nhãn Hạc, Bản Cốc, Sao Va, Đồng Văn, Nậm Giải, Châu Thắng, Sông Quàng, Châu Thôn với tổng công suất gần 280 MW, trong đó 07 công trình đã đưa vào vận hành và hòa vào mạng lưới điện quốc gia.
Ngoài ra, còn có thác Sao Va và thác 7 tầng là điểm đến lý tưởng cho các du khách thích khám phá các nét đẹp mà tự nhiên ban tặng cho huyện Quế Phong.
2.5. Địa chất và thổ nhưỡng
2.5.1. Địa chất
Địa chất trong Khu BTTN Pù Hoạt có cấu trúc rất phức tạp, với nhiều loại đá có niên đại trên 2 triệu năm: Đá cổ sinh (Paleozoi), đá trung sinh (Mezozoi) phát triển khá rộng rãi trên khu vực và ít hơn là đá tân sinh (Cenozoi). Khu vực đã hình thành các tiểu vùng lập địa có nhiều đặc thù riêng biệt như vùng núi cao dốc, có xen lẫn những vùng đất thấp giữa núi, những thung lũng hẹp và sâu... Mặc dù ở kiểu địa hình nào thì các sườn núi trong khu vực đều có độ dốc khá lớn, đất đai chưa bị thoái hoá mạnh, nhưng muốn sử dụng có hiệu quả thì đòi hỏi phải có sự đầu tư cao về kinh phí và kỹ thuật.
2.5.2. Thổ nhưỡng
Do ảnh hưởng của cấu trúc địa hình, đặc điểm địa chất, đá mẹ, khí hậu, thực bì che phủ và tác động của con người đã tạo cho Khu BTTN Pù Hoạt có sự phong phú và đa dạng về đất đai với sự xuất hiện các nhóm đất chính sau:
- Nhóm dạng đất mùn Alít trên núi cao (H): Diện tích là 1.783,0 ha, phân bố ở các xã Tri Lễ, Hạnh Dịch, Nậm Giải. Nhóm đất này có đặc điểm như sau: Phân bố ở độ cao >1.700m. Lớp thảm mục dày 20-30cm, lớp mùn dầy 7-10cm, màu xám đen, càng xuống sâu màu đen nhạt dần. Đất có thành phần cơ giới cát pha, cấu trúc không bền vững, đất có phản ứng rất chua (PH = 4), hàm lượng mùn cao (>8%);
- Nhóm dạng đất Feralít mùn trên núi trung bình (FH): Loại đất này được hình thành ở độ cao từ 700m - 1.700m, có diện tích 54.349,0 ha, chiếm 63,4%, phân bố ở hầu hết các xã trong khu vực. Tính chất đặc biệt của đất có mùn là lớp thảm mục và tầng mùn tương đối dầy, hàm lượng mùn khá cao (7-8%);
- Nhóm dạng đất Feralít điển hình trên vùng đồi và núi thấp (F): Loại đất này phân bố ở độ cao dưới 700m có diện tích là 29.398,1 ha. Quá trình Feralít xảy ra chưa nhiều, đất có cấu tượng khá bền vững. Một số diện tích vùng đồi đã bị kết von nhưng không có đá ong chặt;
- Nhóm dạng đất đồng bằng (D), thung lũng (T): Nhóm đất này có diện tích 161,0 ha, chiếm 0,2% diện tích tự nhiên khu vực, được hình thành trên các kiểu địa hình máng trũng, thung lũng, bồn địa;
- Ngoài ra trên địa bàn còn có 79,3 ha núi đá, chiếm 0,1% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã Hạnh Dịch, Nậm Giải và Tri Lễ.
(Nguồn số liệu: Báo cáo Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng - Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt giai đoạn 2013 - 2020)
Nhận xét, đánh giá chung:
- Thuận lợi:
+ Khu BTTN Pù Hoạt nằm trọn trên địa giới hành chính của huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Vì vậy, việc triển khai xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững có thuận lợi về sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của cấp ủy, chính quyền địa phương, đặc biệt là trong công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng trên địa bàn trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động liên quan.
+ Điều kiện về khí hậu, thủy văn và địa chất, thổ nhưỡng phù hợp để quản lý, bảo vệ và bảo tồn các hệ sinh thái rừng đặc trưng của khu vực, bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm; phù hợp cho việc phát triển các loài cây có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là các loài cây đặc sản, cây dược liệu quý hiếm. Ngoài ra, với tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên và khí hậu khá mát mẻ so với các địa phương lân cận là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng. Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của khu vực rất thuận lợi và phù hợp với nhiều loài cây trồng lâm nghiệp, công nghiệp, cây ăn quả và các loài cây dược liệu.
+ Khu BTTN Pù Hoạt có địa hình gồm nhiều với các dãy núi cao và chia cắt mạnh tạo nên hệ thống nhiều suối, thác nước đẹp, hùng vĩ là tiềm năng để phát triển nhiều loại hình du lịch sinh thái, thể thao mạo hiểm leo núi, đua thuyền, cung ứng dịch vụ môi trường rừng cho ngành năng lượng thủy điện.
+ Khu BTTN Pù Hoạt nằm trên địa bàn huyện miền núi (Quế Phong) giáp biên giới Việt Nam - Lào nhưng ít chịu ảnh hưởng nhiều của gió mùa Tây Nam khô nóng, trong khi hầu hết các tỉnh, địa phương dọc khu vực Bắc Miền Trung thường gặp điều kiện thời tiết nắng nóng, khô hanh kéo dài, nguy cơ xẩy ra cháy rừng cao vào mùa gió Tây Nam (gió Lào) hoạt động thì trên địa bàn huyện Quế Phong ít bị ảnh hưởng, thường xuyên thời tiết có mưa nên nguy cơ cháy rừng luôn ở mức thấp hơn.
- Khó khăn:
+ Khu BTTN Pù Hoạt nằm ở vị trí địa lý giáp ranh biên giới Việt Nam –Lào với chiều dài đường biên 73 km địa hình núi cao, hiểm trở, một số khu vực rừng nằm gần các khu dân cư của người Lào nguy cơ bị xâm hại rừng cao nhưng công tác tuần tra, kiểm tra bảo vệ rừng gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, Khu BTTN Pù Hoạt còn tiếp giáp với tỉnh Thanh Hóa, với 2 huyện Tương Dương và Quỳ Châu và hơn 400 km đường ranh giới tiếp giáp với rừng sản xuất, khu dân cư trên địa bàn 9 xã vùng đệm nên công tác quản lý bảo vệ rừng gặp rất nhiều khó khăn bởi tình trạng xâm lấn và khai thác gỗ trái phép.
+ Khu BTTN Pù Hoạt nằm trên địa bàn huyện Quế Phong, có địa hình chủ yếu là rừng, núi cao, diện tích đất nông nghiệp ít nên từ xa xưa người dân bản địa đã có tập quán canh tác nương rẫy, khai hoang ruộng nước dọc ven khe suối do vậy trong công tác quản lý bảo vệ rừng đang có nguy cơ xâm lấn đất rừng, phá rừng làm nương rẫy, làm trang trại chăn nuôi trái phép trong Khu bảo tồn.
+ Với lượng mưa hàng năm tương đối lớn, địa hình đồi núi dốc nên nguy cơ xẩy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất cao là yếu tố bất lợi gây tác hại cho sản xuất, đời sống của đồng bào trên địa bàn và công tác trồng rừng, bảo vệ rừng. Các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội cho người dân vùng đệm nhằm giảm áp lực khai thác tài nguyên rừng trái phép cũng sẽ gặp nhiều khó khăn, chi phí đầu tư sản xuất nông lâm nghiệp cao nên hiệu quả kinh tế thấp.
+ Mặc dù tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên, khí hậu thuận lợi, giàu bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn nhưng do điều kiện xa trung tâm thành thị, cơ sở hạ tầng giao thông còn khó khăn, có nhiều danh lam thắng cảnh nằm trong khu vực biên giới nên việc đầu tư, thu hút phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gắn với du lịch văn hóa cộng đồng cũng đang gặp nhiều vấn đề khó khăn, hạn chế.
III. THỰC TRẠNG VỀ DÂN SINH, KINH TẾ, XÃ HỘI
3.1. Thực trạng về dân số, dân tộc, lao động
3.1.1. Dân số
Vùng đệm Khu BTTN Pù Hoạt có 9 xã (Tiền Phong, Châu Thôn, Tri Lễ, Nậm Nhoóng, Cắm Muộn, Nậm Giải, Hạnh Dịch, Đồng Văn). Tổng số 10.341 hộ gia đình, tổng dân số 47.609 nhân khẩu, bình quân mỗi hộ gia đình có 4,6 nhân khẩu, mật độ dân số 27 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong toàn vùng là 0,8%, cho thấy mức tăng dân số trong khu vực còn ở mức cao.
Bảng 2.1: Dân số, dân tộc, lao động ở vùng đệm Khu BTTN Pù Hoạt
TT |
Hạng mục |
Đơn vị tính |
Phân theo thành phần dân tộc |
Cơ cấu (%) |
|||||
Tổng |
Thái |
Kinh |
Khơ mú |
Thổ |
Mông |
||||
1 |
Số hộ |
Hộ |
10.341 |
8.750 |
565 |
442 |
48 |
536 |
|
2 |
Nhân khẩu |
Người |
47.609 |
39.624 |
2.175 |
2.129 |
176 |
3.505 |
|
3 |
Lao động |
Người |
27.684 |
23.177 |
1.128 |
1.238 |
103 |
2.038 |
100,0 |
- |
Nam |
Người |
14.776 |
12.371 |
602 |
661 |
55 |
1.088 |
53,4 |
- |
Nữ |
Người |
12.908 |
10.807 |
526 |
577 |
48 |
950 |
46,6 |
- |
Lao động NLN |
Người |
26.301 |
22.019 |
1.072 |
1.176 |
98 |
1.936 |
95,0 |
- |
Lao động phi NN |
Người |
1.383 |
1.158 |
56 |
62 |
5 |
102 |
5,0 |
(Nguồn số liệu: Báo cáo dân số chính thức năm 2020 của Chi cục Thống kê Quế Phong)
3.1.2. Dân tộc
Thành phần dân tộc gồm: Dân tộc Thái chiếm 83,24%, dân tộc Khơ Mú chiếm 4,47%, dân tộc Kinh chiếm 4,57%, dân tộc H’Mông chiếm 7,36% và các dân tộc khác chiếm 0,37%. Đặc biệt, 100% dân tộc H’Mông sinh sống ở xã Tri Lễ giáp với diện tích rừng quản lý của Khu bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt. Cộng đồng người H’Mông có tập quán phát nương, làm rẫy, săn bắn thú rừng ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý bảo vệ rừng.
3.1.3. Lao động
- Trên địa bàn có 27.684 lao động, trong đó lao động ở lĩnh vực nông lâm nghiệp chiếm 95% tổng số lao động trong toàn vùng. Đây là lực lượng có ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sự phát triển bền vững của Khu BTTN Pù Hoạt;
- Lao động phi nông nghiệp chỉ chiếm 5% tổng số lao động trong toàn vùng. Chủ yếu là các lao động thương mại dịch vụ, kinh doanh buôn bán tại các trung tâm xã. Một số lao động ngành nghề: Thuộc sản xuất mộc gia dụng, đây là đối tượng đòn bẩy, cầu nối giao thương giữa miền xuôi và miền ngược, là nhân tố tham gia hình thành, tạo dựng các điểm buôn bán, trung tâm kinh tế trong vùng;
3.1.4. Phân bố dân cư
Trên địa bàn 9 xã có 74 Thôn bản, trong đó có 61 thôn bản sống gần vùng đệm; Đặc biệt có 14 thôn bản với 1.846 hộ, 8.674 người sinh sống trong vùng đệm Khu BTTN Pù Hoạt quản lý. Các cộng đồng dân cư phần lớn phân bố theo dân tộc, tập quán, phương thức canh tác nông lâm nghiệp. Cụ thể như bảng sau:
Bảng 2.2: Danh sách các thôn, bản nằm trong vùng Khu BTTN Pù Hoạt
TT |
Xã |
Tên thôn, bản |
Nằm trong vùng đệm |
Số hộ (hộ) |
Số nhân khẩu (người) |
|
Tổng |
1.846 |
8.674 |
||
1 |
Nậm Giải |
Bản Pòng |
Đệm |
160 |
657 |
2 |
Nậm Giải |
Bản Pục |
Đệm |
112 |
457 |
3 |
Nậm Giải |
Bản Piêng Lâng |
Đệm |
56 |
236 |
4 |
Hạnh Dịch |
Bản Long Thắng |
Đệm |
199 |
864 |
5 |
Hạnh Dịch |
Bản Long Tiến |
Đệm |
145 |
617 |
6 |
Hạnh Dịch |
Bản Hạnh Tiến |
Đệm |
93 |
379 |
7 |
Tiền Phong |
Bản Huôi Muồng |
Đệm |
156 |
498 |
8 |
Tri Lễ |
Bản Pà Khốm |
Đệm |
91 |
523 |
9 |
Tri Lễ |
Bản Huồi Mới |
Đệm |
135 |
818 |
10 |
Tri Lễ |
Bản Nậm Tột |
Đệm |
44 |
274 |
11 |
Tri Lễ |
Bản Huồi Xái |
Đệm |
102 |
665 |
12 |
Tri Lễ |
Bản Mường Lống |
Đệm |
133 |
817 |
13 |
Thông Thụ |
Bản Mường Phú |
Đệm |
234 |
1019 |
14 |
Thông Thụ |
Bản Mường Piệt |
Đệm |
186 |
850 |
(Nguồn: Báo cáo dân số chính thức năm 2020 của Chi cục Thống kê Quế Phong)
- Dân cư sống trong vùng lõi Khu BTTN Pù Hoạt (vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng phục hồi sinh thái) gồm 6 bản: Nậm Tột, Huồi Xái (xã Tri Lễ); Bản Pòng, bản Pục, Piêng Lâng (xã Nậm Giải); Bản Long Thắng (xã Hạnh Dịch);
- Dân cư sống trong vùng phòng hộ gồm 9 bản: Nậm Tột, Huồi Mới, Pà Khốm (xã Tri Lễ); Bản Nhọt Nhoóng (xã Nậm Nhoóng); Bản Long Tiến, Hạnh Tiến (xã Hạnh Dịch); Bản Mường Phú, Mường Piệt (xã Thông Thụ); Bản Huôi Muồng (xã Tiền Phong).
Với đặc điểm của các vùng đặc dụng, phòng hộ là cao, xa và phần lớn giáp biên giới Việt - Lào nên việc quản lý về hành chính đối với các khu dân cư ở địa bàn này là rất khó khăn. Qua đó cũng rất khó khăn cho việc theo dõi về quản lý bảo vệ rừng trong khu vực nói chung, trong rừng đặc dụng nói riêng.
3.2. Thực trạng về kinh tế
Quế Phong là một trong 74 huyện nghèo theo Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025. Với đặc thù là huyện miền núi vùng cao, đời sống người dân đang còn nhiều khó khăn, sản xuất chủ yếu nông - lâm nghiệp. Việc sản xuất còn mang tính tự cung, tự cấp là chính, sản xuất hàng hóa chưa phát triển.
3.2.1. Sản xuất nông nghiệp
3.2.1.1. Trồng trọt
Phần lớn diện tích canh tác trên địa hình có độ chênh cao khá lớn nên hình thành theo kiểu hình ruộng bậc thang là chủ yếu. Nước tưới được lấy từ các khe, suối tưới từ ruộng cao xuống ruộng thấp, từ trên xuống dưới.
- Tổng diện tích lúa của huyện Quế Phong 4.707 ha. Trong đó:
+ Diện tích lúa nước (2 vụ): 4.707 ha, năng suất đạt 53,03 tạ/ha;
+ Diện tích Ngô: 420 ha, năng suất đạt 357 tạ/ha;
+ Diện tích trồng chè hoa vàng: 71,7 ha;
+ Diện tích Bon bo: 645,0 ha;
+ Diện tích cây công nghiệp: 1.604,0 ha, sản lượng đạt 27.207,0 tấn.
Tổng sản lượng lương thực đạt: Lúa 24.962 tấn/năm; Ngô 1.500 tấn/năm; Bình quân lương thực (thóc) 346 kg/người/năm. Tương đương 17 kg gạo/tháng/người.
Trong 9 xã vùng quy hoạch, có 8 xã đạt ở mức >10 kg gạo/tháng/người. Riêng xã Tri Lễ diện tích lúa nước ít, nhân khẩu đông (10.122 khẩu), bình quân 6 kg gạo/tháng/người. Đất canh tác lúa nước ít, người đông, sẽ gây áp lực lớn đến tài nguyên rừng nói chung, rừng phòng hộ, đặc dụng nói riêng.
Các xã có diện tích canh tác lúa nước nhiều như: Tiền Phong 564,7 ha, Châu Thôn 381,4 ha.
Nhìn chung hiện nay diện tích canh tác lúa nước khá ổn định, phần lớn diện sản xuất đảm bảo đủ nước tưới hai vụ, hệ thống tiêu úng đảm bảo. Kỹ thuật canh tác được nâng cao, người dân đã áp dụng các khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, gieo trồng đúng thời vụ… Tuy nhiên, việc đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật còn chưa đảm bảo, đầu tư công chăm sóc chưa nhiều. Mặc dù sản lượng lương thực ngày được cải thiện, nhưng chưa cao. Diện tích nương rẫy đã được kiểm soát, được quy hoạch luân canh đã hạn chế tối đa việc phá rừng làm nương rẫy, đặc biệt đối với đồng bào H’Mông sống trên những vùng núi cao.
3.2.1.2. Chăn nuôi
Đẩy mạnh phát triển đàn trâu bò thịt làm khâu đột phá trong chăn nuôi, bằng cách chuyển hướng từ chăn nuôi chăn thả sang phát triển chăn nuôi nhốt kết hợp chăn dắt có bổ sung và dự trữ thức ăn. Trong đó, vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm bản địa theo hướng chất lượng (Vịt Bầu, Gà, trâu, bò địa phương, lợn cỏ...):
- Tổng đàn gia súc: 70.680 con, Trâu: 21.195 con, Bò: 17.600 con, Lợn 27.630 con, Dê 2.814 con. Bình quân mỗi hộ có 3 - 4 con trâu bò, 2-3 con lợn;
- Gia cầm các loại: gia cầm các loại có 142.375 con, bình quân mỗi hộ có 13 - 14 con gia cầm các loại;
- Nuôi trồng thủy sản: Toàn vùng có hàng ngàn ha mặt nước hồ đập thủy lợi, thủy điện. Đây là đối tượng cung cấp chủ yếu nguồn lợi thủy sản (cá nước ngọt) trong vùng. Ngoài ra, nhiều hộ gia đình tạo ao nuôi ven các khe suối diện tích từ 1000 - 2000 m2 nuôi các loại cá, góp phần tự cung cấp thực phẩm, cải thiện đời sống hộ gia đình.
3.2.1.3. Chế biến nông sản
Nông sản trong vùng là Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang, Lạc, Đậu, Vừng. Các sản phẩm nông nghiệp được chế biến thông qua hệ thống máy xay xát của một số hộ gia đình phân bố rải rác ở các thôn. Lúa được chế biến ra gạo để cung cấp tại chỗ, Ngô, Sắn, Khoai lang được chế biến làm thức ăn chăn nuôi, một số ít hộ dùng kèm với gạo để ăn khi giáp hạt. Trong vùng không có cơ sở chế biến nông sản nào lớn.
3.2.1.4. Dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp
Các dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở các địa phương khá phát triển, dịch vụ hàng hóa mua bán trao đổi tận các thôn bản. Các cơ sở buôn bán các dụng cụ sản xuất nông nghiệp (cày, bừa, dao, dụng cụ bảo vệ thực vật…) và các cơ sở bán giống, phân bón, thuốc trừ sâu đều tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm xã. Đối với các địa phương gần trung tâm huyện còn có thêm các cơ sở bán các loại máy trong sản xuất nông nghiệp như máy cày, bừa, máy cắt cỏ…
Bình quân ở mỗi xã có 6 - 7 cơ sở dịch vụ hỗ trợ, cung ứng các dụng cụ, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu của nhân dân trong vùng.
3.2.1.5. Khả năng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi
- Cây trồng: Trong nông nghiệp cây trồng chủ đạo là lúa, những năm gần đây người dân đã mạnh dạn đưa các giống lúa mới vào sản xuất, tạo ra bước chuyển biến mới trong sản xuất lúa tại địa phương, đặc biệt huyện Quế Phong đã xác định và đưa vào giống lúa chất lượng cao Japonica (năm 2019: 382,14ha). Những giống cũ, dài ngày, năng suất thấp, chất lượng kém đã được loại bỏ thay vào đó là những giống Lúa, Ngô… có năng suất, chất lượng cao phù hợp với thổ nhưỡng địa phương. Các cây trồng nông nghiệp khác như Sắn, khoai lang… diện tích có xu hướng giảm dần và giống không được cải thiện; Các giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao đã và đang được đưa vào sản xuất trên địa bàn là Khải phong, N ưu 96, Dương quang, Japonica…
- Vật nuôi: Vật nuôi như Trâu, Bò, Lợn, Dê, Gà, Vịt, Ngan… phần lớn vẫn là những giống truyền thống nên năng suất chưa cao. Trong đàn gia súc (Trâu, Bò, Lợn, Dê ở các địa phương, duy nhất chỉ có xã Tiền Phong đưa giống Bò laisind vào chăn nuôi nhưng số lượng chưa nhiều (340 con). Những giống lai thuần chủng có năng suất cao chưa được áp dụng chăn nuôi rộng rãi trên địa bàn;
Nhìn chung, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm, mới được ghi nhận ở cây lúa nước, ước đạt 70% diện tích gieo trồng. Ngoài ra, một số giống lợn có năng suất cao được đưa từ miền xuôi lên thông qua các thương lái cũng bắt đầu được người dân đưa vào chăn nuôi. Tuy nhiên, việc cung cấp giống cây, con thông qua các thương lái thường không biết rõ nguồn gốc, xuất xứ. Do đó dễ nảy sinh những tình trạng kém thích nghi, sức đề kháng kém với môi trường, cùng với việc kiểm soát dịch bệnh chưa chặt chẽ sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến trồng trọt, chăn nuôi trong vùng.
3.2.2. Sản xuất lâm nghiệp
3.2.2.1. Trồng rừng
Trong thời gian qua, với sự hỗ trợ của các Chương trình dự án trong nước và quốc tế, công tác trồng rừng trên địa bàn huyện Quế Phong đã có những chuyển biến khá tích cực. Các diện tích đất trống, đồi núi trọc đã được người dân sử dụng để trồng rừng. Tập đoàn cây trồng Lâm nghiệp đã có sự đa dạng hoá, nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào các loài cây đặc sản có giá trị kinh tế cao. Tập đoàn cây trồng chủ yếu trên địa bàn huyện Quế Phong gồm: Quế, Keo, Giổi ăn hạt, Lát hoa, Sở, Sao Đen …. Đặc biệt, trong Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ huyện Quế Phong lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã đưa vào chỉ tiêu trồng 600ha cây Mét; Xây dựng đề án phát triển cây dược liệu ở Quế Phong theo hướng người dân và doanh nghiệp cùng hợp tác sản xuất, chế biến và tiêu thụ.
Tổng diện tích rừng trồng trên địa bàn huyện Quế Phong tính đến năm 2020 là 3.500 ha. Trong đó, diện tích rừng trồng Quế và Keo chủ yếu. Các xã có nhiều diện tích rừng trồng như: Tiền Phong, Đồng Văn, Thông Thụ, Nậm Giải và Quang Phong.
Người dân trên địa bàn huyện Quế Phong đã tích cực hưởng ứng tham gia trồng rừng để phát triển kinh tế gia định và đã có nhiều kinh nghiệm về trồng và chăm sóc rừng.
3.2.2.2. Nông lâm kết hợp
Hiện nay, mô hình phát triển Nông lâm kết hợp trên địa bàn huyện Quế Phong đã phát triển khá mạnh. Đến năm 2020, trên địa bàn toàn huyên có tổng số 15 -20 trang trại đạt tiêu chí theo quy định Thông tư 27 của Bộ Nông nghiệp & PTNT. Ngoài ra trên địa bàn huyện có rất nhiều mô hình sản xuất nông lâm kết hợp với hình thức tự phát. Các mô hình đó là trồng trọt nông nghiệp kết hợp chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, và bảo vệ khoanh nuôi rừng. Do hình thức tự phát, chưa được tiếp cận nhiều các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm nên hiệu quả kinh tế mang lại từ các trang trại chưa cao.
Ước tính sản phẩm hàng năm thu được từ các mô hình trang trạng chỉ chiếm khoảng 5% tổng sản phẩm nông nghiệp toàn vùng.
Các xã có nhiều mô hình trang trại nông lâm kết hợp như: Tiền Phong, Nậm Giải, Cắm Muộn, Hạnh Dịch.
3.2.2.3. Bảo vệ rừng
- Đối với rừng đặc dụng: Toàn bộ diện tích rừng đặc dụng trên địa bàn huyện Quế Phong đã được giao cho BQL Khu BTTN Pù Hoạt quản lý. Trong thời gian qua, đơn vị đã phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng trên địa bàn thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng đặc dụng theo đúng Quy chế quản lý về rừng đặc dụng. Về cơ bản các khu vực rừng đặc dụng được bảo vệ nghiêm ngặt và ổn định. Hiện nay, chỉ có số diện tích rừng đặc dụng giáp ranh biên giới Việt – Lào và vùng Tri Lễ (nơi có người Hmong sinh sống) đang còn nguy cơ xâm hại.
Hàng năm, đơn vị đã tiến hành giao khoán bảo vệ rừng cho người dân và các tổ chức trên địa bàn để cùng tham gia với đơn vị bảo vệ rừng.
- Đối với rừng phòng hộ: Cơ bản diện tích rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Quế Phong đã được giao cho BQL Khu BTTN Pù Hoạt quản lý hoặc giao cho BQL Khu BTTN Pù Hoạt để thực hiện các Chương trình dự án (ở Quang Phong). Toàn bộ diện tích này đã được đơn vị tổ chức quản lý theo đúng Quy định về quản lý rừng phòng hộ.
Hàng năm, BQL Khu BTTN Pù Hoạt đã xây dựng kế hoạch và tổ chức giao khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia định, cộng đồng dân cư trên địa bàn theo vốn khác nhau như: nguồn DVMTR, nguồn kinh tế sự nghiệp và Chương trình 30a.
- Đối với rừng sản xuất: Hiện nay, Hạt Kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền địa phương để thực hiện đề án: “Giao rừng gắn với giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2018 - 2021”. Dự kiến thời gian tới, toàn bộ diện tích rừng sản xuất trên địa bàn huyện Quế Phong sẽ giao cho người dân, cộng đồng, đảm bảo rừng có chủ thực sự.
Nhìn chung, về bảo vệ rừng trên địa bàn có chiều hướng tích cực, các hoạt động về khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản và săn bắt động vật hoang dã đã được kiểm soát chặt chẽ. Các điểm nóng trên địa bàn đã được xoá bỏ; hiện tượng đốt nương làm rẫy đã được kiểm soát, nhiều diện tích rừng dần được phục hồi tốt. Tuy nhiên, một số khu vực rừng giáp ranh biên giới Việt – Lào và khu vực người Hmong sinh sống vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ bị tác động.
3.2.2.4. Khoanh nuôi phục hồi rừng
Cũng như bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng chỉ được thực hiện ở một số diện tích ở rừng phòng hộ, nằm trong kế hoạch đầu tư hàng năm. Còn lại nhiều diện tích chưa có đầu tư cho khoanh nuôi phục hồi rừng để giao khoán đến hộ dân trên địa bàn.
3.2.2.5. Khai thác và chế biến lâm sản
a. Khai thác lâm sản
Đối với rừng tự nhiên: Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc đóng cửa rừng, đặc biệt là Chỉ thị số 13-CT/TW về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, các hoạt động khai thác gỗ từ rừng tự nhiên được kiểm soát chặt chẽ. Hiện nay, trên địa bàn huyện Quế Phong chỉ còn các hoạt động khai thác lâm sản ngoài gỗ (chủ yếu là Nứa, Lùng) từ rừng tự nhiên đối với rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Các hoạt động khai thác lâm sản ngoài gỗ đều được xây dựng hồ sơ thiết kế và phê duyệt của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Đối với rừng trồng: Diện tích rừng trồng trên địa bàn huyện Quế Phong được quản lý đúng quy định và các hoạt động khai thác được quản lý theo quy định của pháp luật.
b. Chế biến lâm sản
Trên địa bàn huyện Quế Phong chỉ có duy nhất 01 cơ sở chế biến quy mô lớn sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc từ rừng là Công ty Lâm sản Khánh Tâm. Đây là cơ sở chuyên thu mua và chế biến Nứa, Lùng và một số sản phẩm từ rừng trồng trên địa bàn để sản xuất các sản phẩm than hoạt tính.
Ngoài ra, trên địa bàn các xã có các cơ sở sản xuất đồ mộc dân dụng với quy mô nhỏ (1-3 công nhân) và một số cơ sở thu mua, sơ chế các loại lâm sản ngoài gỗ (dược liệu, gia vị, thực phẩm). Nguồn nguyên liệu sử dụng trong các cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản trên địa bàn có nguồn gốc từ rừng tự nhiên, rừng trồng và vườn nhà. Mỗi năm khai thác đạt khoảng 600 ha, với trữ lượng 200 m3/ha (chu kỳ 12 năm) và 130 m3/ha (chu kỳ 7 năm), trong đó gỗ thương phẩm đạt khoảng 80%.
3.3. Xã hội
Trên lĩnh vực văn hoá - xã hội: Có nhiều tiến bộ, bản sắc văn hoá các dân tộc được quan tâm gìn giữ và phát huy. Có các lễ hội đền Chín Gian, lễ hội Xăng Khan được công nhận là Di sản phi vật thể Quốc gia. Đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, sức mạnh đoàn kết các dân tộc được củng cố, tăng cường. Công tác giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, các chính sách an sinh xã hội được quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện có hiệu quả. Nhưng, nhìn chung trình độ dân trí chưa cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề còn thấp, tỷ lệ đói nghèo, mù chữ và tái mù chữ còn cao.
3.3.1. Giáo dục và đào tạo
Những năm gần đây huyện đã tập trung nguồn lực, lồng ghép các chương trình để xây dựng cơ sở vật chất, hoàn thành Đề án xây dựng Trường Phổ thông DTNT THCS Quế Phong, đưa vào sử dụng CSVC đã xây dựng; Quan tâm xây CSVC các Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tri Lễ, Phổ thông DTBT Thông Thụ. Đảm bảo cho các trường chuyên biệt này đi vào hoạt động ổn định, đảm bảo quyền lợi học tập cho các em học sinh.
Tổ chức xây dựng Đề án thành lập Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên trên cơ sở sát nhập Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Trung tâm Dạy nghề huyện. Củng cố hoàn thiện mạng lưới trung tâm học tập cộng đồng, bổ sung một số phương tiện thiết yếu, tạo điều kiện ban đầu để các trung tâm hoạt động có hiệu quả. Xây dựng và thực hiện dự án đào tạo nghề cho nông dân.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, tranh thủ các nguồn vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động tham gia hỗ trợ hoạt động đào tạo nghề. Từng bước thực hiện sự liên kết giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề.
Lồng ghép các chương trình MTQG, bố trí kinh phí để nâng cấp, xây dựng cơ sở vật chất trường học, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Hỗ trợ kinh phí xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Có cơ chế hỗ trợ khuyến khích, giáo viên học sinh giỏi trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp, quan tâm hỗ trợ cho con gia đình chính sách, người có công với cách mạng, người khuyết tật học tập và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực: Đến nay đã có 25 trường đạt chuẩn Quốc gia, dự kiến đến hết năm 2020 đạt 33/46 trường chuẩn Quốc gia. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe người dân được quan tâm. Thực hiện tốt công tác an sinh xã hội và chính sách đối với người có công. Công tác xóa đói, giảm nghèo thường xuyên được chú trọng.
Trong những năm qua, huyện Quế Phong đã huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo; tỷ lệ hộ nghèo từ 51,43% năm 2015 giảm xuống còn 39,45% năm 2017 (chỉ tiêu giảm 4-5%/năm). Đảm bảo vững chắc an ninh biên giới, an ninh nội địa, điều tra, triệt phá nhiều đường dây, tụ điểm và hàng trăm đối tượng buôn bán, vận chuyển ma túy đạt hiệu quả cao, được cấp trên khen thưởng, tuyên dương.
3.3.2. Y tế
Xây dựng hệ thống y tế huyện trong lộ trình chung của hệ thống y tế cả tỉnh. Từng bước hiện đại, hoàn chỉnh đồng bộ từ huyện tới xã, đảm bảo đủ khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ. Khuyến khích phát triển mạng lưới y tế tư nhân nhằm đa dạng hóa hệ thống khám chữa bệnh và nâng cao chất lượng.
Củng cố và phát triển đồng bộ hệ thống y tế từ huyện xuống cơ sở đảm bảo nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Khuyến khích phát triển mạng lưới y tế tư nhân. Tạo điều kiện cho mọi người dân được hưởng các dịch vụ y tế cơ bản và các dịch vụ chất lượng cao. Tăng cường công tác thông tin, giáo dục sức khỏe, vệ sinh an toàn thực phẩm; đưa nội dung y tế vào tiêu chuẩn xây dựng làng văn hóa. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, có chính sách khuyến khích, thu hút đội ngũ cán bộ y tế về phục vụ tuyến xã.
Tiếp tục nâng cấp trung tâm y tế, bệnh viện huyện và các phòng khám công lập; Đầu tư xây dựng trạm y tế các xã, thị trấn đạt bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã. Quy hoạch vị trí xử lý rác thải, nước thải y tế trên địa bàn. Khuyến khích mở các phòng khám chuyên khoa, nhà thuốc ngoài công lập tại thị trấn Kim Sơn. Cùng với việc bổ sung thêm nhân lực y tế, cần đầu tư trang thiết bị cho các cơ sở y tế để đảm bảo công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Tập trung ưu tiên cho công tác đào tạo bác sỹ tuyến xã, bác sỹ chuyên khoa, bồi dưỡng cán bộ quản lý về lĩnh vực y tế, có chính sách khuyến khích đội ngũ cán bộ y tế về phục vụ tuyến cơ sở.
Đẩy mạnh xã hội hóa công tác y tế và chăm sóc sức khỏe nhằm huy động nguồn lực toàn huyện. Tăng cường hợp tác về y tế với các địa phương khác trong vùng trong hoạt động phòng chống dịch bệnh và cấp cứu thảm họa thiên tai.
Tiếp tục duy trì và phát huy tốt hơn các chương trình y tế quốc gia và phòng chống dịch bệnh nguy hiểm để hạ thấp tỷ lệ người mắc bệnh trong cộng đồng. Thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình.
3.3.3. Văn hóa
Các hoạt động văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông ngày càng phát triển. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn với xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; các thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư. Trên địa bàn Huyện có Lễ hội Đền 9 gian, Lễ hội Xăng khan được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Công tác thông tin truyền thông được triển khai thực hiện tốt, có 95,6% hộ dân được xem truyền hình, 70,38% người dân sử dụng điện thoại. Làng Thái cổ ở bản Long Thắng, xã Hạnh Dịch được quy hoạch, xây dựng, bảo tồn nhằm khai thác tiềm năng du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng thuộc quần thể Đền 9 gian - Làng Thái cổ - Thác 7 tầng - Quần thể cây di sản Khu BTTN Pù Hoạt – Lòng hồ Hủa Na.
Nhận xét về đặc điểm dân sinh, kinh tế, xã hội sẽ có những thuận lợi, khó khăn, nội dung cần quan tâm, chú ý khi xây dựng và thực hiện phương án:
- Thuận lợi:
+ Lực lượng lao động dồi dào, đồng bào các dân tộc trên địa bàn siêng năng, cần cù chịu khó, suốt đời gắn bó với rừng núi nên khi được hướng dẫn sản xuất nông lâm nghiệp để xóa đói giảm nghèo, tự làm giàu cho mình và cho xã hội thì đồng bào nhân dân trên địa bàn sẽ phấn khởi, tin tưởng và tuân thủ nghiêm chỉnh các biện pháp kỹ thuật.
+ Cơ bản đồng bào các dân tộc trên địa bàn vùng đệm Khu BTTN Pù Hoạt đã định canh, định cư, cuộc sống ổn định và đang được nâng cao, tạo điều kiện tốt để thực hiện các chương trình, dự án bảo vệ và phát triển rừng gắn với xóa đói, giảm nghèo nhanh, bền vững theo các chủ trương, chính sách của Nhà nước.
+ Kinh tế trên địa bàn đang trên đà tiếp tục tăng trưởng khá, thu nhập bình quân đầu người hàng năm đều tăng; cơ cấu kinh tế ngành chuyển dịch tích cực, đúng hướng. Các mô hình phát triển kinh tế trang trại nông, lâm, thủy sản kết hợp đang phát huy có hiệu quả tạo sức lan tỏa nhân rộng mô hình và hạn chế khai thác tài nguyên rừng trái phép.
+ Cộng đồng dân cư vùng đệm Khu BTTN Pù Hoạt có nhiều đồng bào dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc có nhiều bản sắc văn hóa đặc sắc tạo nên điểm hấp dẫn thu hút du khách để phát triển du lịch sinh thái gắn với văn hóa cộng đồng.
- Khó khăn
+ Trên địa bàn có nhiều dân tộc thiểu số, trình độ dân trí còn thấp, nguồn lực lao động phổ thông là chủ yếu, chưa qua đào tạo, phương thức canh tác lạc hậu, năng suất cây trồng không cao, thu nhập bình quân đầu người thấp. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất còn hạn chế .
+ Phân bố dân cư không đồng đều, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, đặc biệt là hệ thống giao thông chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong đó có phát triển lâm nghiệp.
+ Trên địa bàn có 14 thôn bản với 1.846 hộ với 8.674 nhân khẩu sống trong hoặc cận kề với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ của Khu BTTN Pù Hoạt nên trong công tác quản lý bảo vệ rừng và PCCCR đang gặp rất nhiều khó khăn.
+ Đồng bào dân tộc Mông chiếm tỷ lệ số lượng đứng thứ 2 trong tổng số 5 dân tộc sinh sống trên địa bàn vùng đệm Khu BTTN Pù Hoạt nhưng lại tập trung trên một địa bàn xã Tri Lễ, xa trung tâm và ở trên núi cao gần khu vực biên giới, có tập quán du canh, phát rừng làm nương rẫy, săn bắt động vật rừng nên ảnh hưởng rất lớn cho công tác quản lý bảo vệ rừng.
+ Đời sống nhân dân vùng đệm còn khó khăn, nhiều khu vực dân cư sinh sống liền kề với Khu bảo tồn nên nhiều hoạt động thường ngày, mưu sinh của người dân địa phương có tác động tiêu cực nhất định đến rừng mà chưa có giải pháp để xử lý, ngăn chặn hiệu quả: Như hoạt động săn bắn động vật rừng, thu hái lâm sản ngoài gỗ, khai thác gỗ vì mục đích sử dụng thiết yếu tại chỗ v.v…
+ Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong hệ thống chính trị trong công tác quản lý bảo vệ rừng chưa thực sự hiệu quả, áp lực thực thi nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng vẫn chủ yếu thuộc về chủ rừng.
IV. GIAO THÔNG
4.1. Hệ thống giao thông đường bộ trong khu vực
Quế Phong có đường Quốc lộ 48 chạy qua huyện, có tuyến đường cửa khẩu Thông Thụ nối giữa 2 tỉnh Nghệ An và Hủa Phăn (Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào). Nhìn chung, hệ thống đường giao thông từ trung tâm huyện dẫn đến các thôn, xã cơ bản đã được kiên cố hóa (đường nhựa, đường bê tông) thuận lợi cho việc đi lại, tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa, giao lưu thương mại của người dân địa phương.
Hệ thống giao thông trên địa bàn có đường Quốc lộ 48 đi qua các xã Tiền Phong, Đồng Văn, Thông Thụ với tổng chiều dài 53,6 km; Đường Quốc lộ 48D đi qua các xã Châu Thôn, Cắm Muộn, Quang Phong với tổng chiều dài 21,0 km; Đường Quốc lộ 16 đi qua các xã Đồng Văn, Tiền Phong, Tri Lễ, Châu Thôn với tổng chiều dài 91,0 km. Đây là các xã vùng đệm liền kề với diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt. Hệ thống đường bộ được rải nhựa (hoặc bê tông hóa) đi đến tận UBND các xã, đường cấp phối khép kín các thôn bản. Tại xã Hạnh Dịch có tuyến đường chuyên dùng dài 121,8 km; Trong đó: Đường dọc biên giáp biên giới Lào dài 99,8 km, đường tuần tra từ trạm biên phòng Nậm Giải đến cột mốc I4 xã Hạnh Dịch dài 22,0 km. Giao thông đi lại thuận lợi góp phần trong công tác bảo vệ rừng, giao lưu kinh tế nội vùng.
Tổng chiều dài các tuyến đường bộ trên địa bàn huyện là 953,49 km, trong đó:
+ Đường quốc lộ: 165,6 km;
+ Đường tỉnh: 9,0 km;
+ Đường liên huyện: 199,0 km;
+ Đường đô thị: 37,09 km;
+ Đường giao thông nông thôn: 421,0 km;
+ Đường chuyên dùng: 121,8 km.
4.2. Hệ thống giao thông đường thủy
Hệ thống giao thông đường thủy: Có bến đò dọc qua hồ thủy điện Hủa Na: 1 bến tại bản Lốc, xã Thông Thụ; 1 bến tại Ná Quèn, xã Đồng Văn. Thuận lợi cho công tác tuần tra, kiểm tra rừng các tuyến rừng ở lòng hồ thủy điện Hủa Na.
(Nguồn số liệu: Theo số liệu tổng hợp của Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Quế Phong)
Mạng lưới nhà máy thuỷ điện: Trên địa bàn có 10 nhà máy thuỷ điện lớn nhỏ, gồm: Thuỷ điện Đồng Văn, Châu Thắng, Nhãn Hạc, Sao Va, Bản Cốc, Hủa Na, Cửa Đạt, Sông Quang, Châu Thôn, Nậm Giải. Tạo nguồn thu lớn cho đơn vị từ hoạt động cung ứng chi trả dịch vụ môi trường rừng từ các lưu vực nhà máy thủy điện.
Nhận xét về thuận lợi, khó khăn:
- Thuận lợi: Hệ thống đường giao thông từ trung tâm huyện dẫn đến các thôn, xã cơ bản đã được kiên cố hóa (đường nhựa, đường bê tông) thuận lợi cho việc đi lại, tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa, giao lưu thương mại của người dân địa phương, góp phần phát triển đời sống văn hóa, tinh thần và vật chất của người dân; chất lượng cuộc sống được nâng lên sẽ giảm thiểu đáng kể áp lực vào rừng.
- Khó khăn: Hệ thống giao thông thuận lợi gây nhiều áp lực vào công tác bảo vệ rừng do thuận tiện trong việc đi lại, vận chuyển công cụ, phương tiện, lương thực vào rừng để khai thác lâm sản trái phép.
V. DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
5.1. Những loại dịch vụ môi trường rừng mà đơn vị đang triển khai, thực hiện
Đối với diện tích rừng do Khu BTTN Pù Hoạt quản lý hiện nay mới chỉ triển khai thực hiện một loại dịch vụ môi trường rừng là điều tiết, duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội do các cơ sở sản xuất thủy điện phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối, điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất thủy điện.
- Tổng diện tích cung ứng DVMTR là 65.364,12 ha trên lâm phần quản lý của Khu BTTN Pù Hoạt. Gồm các nhà máy thủy điện Bái Thượng, Xuân Minh, Cửa Đạt, Đồng Văn, Hủa Na, Dốc Cáy, Sao Va, Châu Thắng, Bản Cốc, Nhạn Hạc. Cụ thể như sau:
Bảng 2.3: Biểu tổng hợp diện tích cung ứng DVMTR năm 2021
Loại rừng |
Nguồn gốc hình thành |
Diện tích |
Trong đó lưu vực |
||||||
Bái Thượng- Xuân Minh -Cửa Đạt |
Đồng Văn |
Hủa Na |
Dốc Cáy |
Sao Va |
Bản Cốc |
Nhạn Hạc |
|||
Đặc dụng |
Rừng tự nhiên |
25.621,07 |
|
|
6.530,21 |
|
10.065,50 |
6.987,41 |
2.037,95 |
Rừng trồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phòng hộ |
Rừng tự nhiên |
39.629,16 |
5.767,77 |
5.428,41 |
20.589,60 |
138,50 |
2.275,76 |
748,36 |
4.680,76 |
Rừng trồng |
113,89 |
|
|
23,00 |
|
10,00 |
23,39 |
57,50 |
|
Tổng cộng |
65.364,12 |
5.767,77 |
5.428,41 |
27.142,81 |
138,50 |
12.351,26 |
7.759,16 |
6.776,21 |
+ Lưu vực nhà máy thủy điện Cửa Đạt: 5.767,77 ha (bao gồm 3 lưu vực bậc thang: Cửa Đạt, Bái Thượng, Xuân Minh).
+ Lưu vực nhà máy thủy điện Đồng Văn: 5.428,41 ha (bao gồm 4 lưu vực bậc thang: Đồng Văn, Cửa Đạt, Bái Thượng, Xuân Minh).
+ Lưu vực nhà máy thủy điện Hủa Na: 27.142,81 ha (bao gồm 5 lưu vực bậc thang: Hủa Na, Đồng Văn, Cửa Đạt, Bái Thượng, Xuân Minh).
+ Lưu vực nhà máy thủy điện Dốc Cáy: 138,50 ha (bao gồm 4 lưu vực bậc thang: Dốc Cáy, Cửa Đạt, Bái Thượng, Xuân Minh).
+ Lưu vực nhà máy thủy điện Sao Va: 12.351,26 ha.
+ Lưu vực nhà máy thủy điện Bản Cốc: 7.759,16 ha (bao gồm 2 lưu vực bậc thang: Bản Cốc, Châu Thắng).
+ Lưu vực nhà máy thủy điện Nhạn Hạc: 6.776,21 ha (bao gồm 2 lưu vực bậc thang: Nhạn Hạc, Châu Thắng).
- Đối tượng nhận chi trả dịch vụ môi trường:
+ Khoán bảo vệ rừng: 39.336,16 ha, trong đó: Diện tích rừng phòng hộ là: 22.108,92 ha (Rừng tự nhiên: 21.995,03 ha, rừng trồng: 113,89 ha); Diện tích rừng đặc dụng là: 17.227,24 ha (Rừng tự nhiên: 17.227,24 ha, rừng trồng: 0 ha). Giao khoán cho 40 cộng đồng thôn bản gồm 3.949 thành viên, 5 Tổ quản lý bảo vệ rừng của xã gồm 79 thành viên.
+ Quản lý bảo vệ rừng: Chủ rừng Ban quản lý Khu BTTN Pù Hoạt tự tổ chức bảo vệ 26.027,96 ha, trong đó: Diện tích rừng phòng hộ là: 17.634,13 ha (Rừng tự nhiên: 17.634,13 ha, rừng trồng: 0 ha); Diện tích rừng đặc dụng là: 8.393,83 ha (Rừng tự nhiên: 8.393,83 ha, rừng trồng: 0 ha). Giao 05 trạm bảo vệ rừng của chủ rừng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng.
- Hình thức chi trả: Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng ủy thác qua Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp áp dụng trong trường hợp bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng và bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng không thỏa thuận được hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng theo hình thức chi trả trực tiếp.
Khu BTTN Pù Hoạt hằng năm căn cứ thông báo đơn giá tạm tính và chính thức được công bố của từng lưu vực do Quỹ bảo vệ và PTR Nghệ An ban hành. Đơn vị tiến hành xây dựng lập hồ sơ, thủ tục chi trả DVMTR đối với chủ rừng là tổ chức nhà nước theo đúng quy định. Số tiền nhận được sẽ được sử dụng cho các hoạt động phục vụ công tác như: khoán bảo vệ rừng cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư; các hoạt động phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng của chủ rừng.
- Công tác thực hiện chính sách chi trả DVMTR đã từng bước đi vào cuộc sống, tạo lập một nguồn lực tài chính bền vững, phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng, góp phần cải thiện sinh kế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người dân, góp phần BVMT sinh thái, giảm thiểu và thích ứng với BĐKH. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ Đơn vị đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Nghệ An. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành có liên quan và được sự đồng thuận và hưởng ứng của người dân tham gia thực hiện chính sách DVMTR trên địa bàn. Nhờ vậy, Đơn vị đã thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao và đạt được những kết quả theo kế hoạch đề ra.
5.2. Đánh giá tiềm năng cung cấp các loại dịch vụ môi trường rừng
Trong 5 loại dịch vụ môi trường rừng được quy định tại Điều 61, Luật Lâm nghiệp 16/2017/QH14, Khu BTTN Pù Hoạt có tiềm năng cung cấp 4 loại dịch vụ môi trường rừng, gồm:
1. Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối: Ban quản lý Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt có khoảng 52.261,11 ha rừng trong quy hoạch 3 loại rừng thuộc lưu vực 10 nhà máy thủy điện (Đồng Văn, Châu Thắng, Nhãn Hạc, Sao Va, Bản Cốc, Hủa Na, Cửa Đạt, Sông Quang, Châu Thôn, Nậm Giải).
2. Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội: Khu BTTN Pù Hoạt là đầu nguồn của hai hệ sông lớn đó là sông Chu, sông Hiếu với nhiều hồ chứa nước các đập thủy điện có khả năng điều tiết, cung cấp nước tưới cho nhiều diện tích lúa nước và cung cấp nước cho công nghiệp, sinh hoạt cho vùng hạ du tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa.
3. Dịch vụ về hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững, tăng trưởng xanh: Nghệ An là 1 trong 6 tỉnh vùng Bắc Trung bộ tham gia Đề án giảm phát thải vùng Bắc Trung bộ giai đoạn 2018 - 2025 mà Chính phủ Việt Nam đang chuẩn bị đàm phán và ký kết. Theo Đề án, Ngân hàng thế giới sẽ mua tối đa 10,3 triệu tấn CO2 từ nỗ lực giảm phát thải của vùng Bắc Trung bộ với giá dự kiến khoảng 5 đô la Mỹ/tấn CO2 theo cơ chế chi trả dựa vào kết quả. Ban quản lý Khu BTTN Pù Hoạt nằm trong vùng ưu tiên thực hiện của Đề án.
4. Bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng cho kinh doanh dịch vụ du lịch: Khu BTTN Pù Hoạt có giá trị Đa dạng sinh học cao với nhiều cảnh quan thiên nhiên độc đáo; Cây di sản; những thác nước gắn liền với bản sắc văn hóa truyền thống của người dân tộc Thái, Mông; di tích lịch sử Đền Chín Gian; Hồ thủy điện rộng lớn quanh năm mát mẻ,… đây là một tiềm năng rất lớn cho khai thác, phát triển hoạt động du lịch sinh thái, thăm quan, nghỉ dưỡng và nghiên cứu khoa học.
Nhận xét về thuận lợi, khó khăn về việc triển khai thực hiện dịch vụ môi trường rừng khi xây dựng và thực hiện phương án:
- Thuận lợi:
+ Được sự quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An và có được sự đồng thuận và ủng hộ của chính quyền địa phương, người dân trong quá trình triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR.
+ Công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng trong quá trình triển khai chính sách chi trả DVMTR được thực hiện một cách thường xuyên nhằm đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân và từ đó đưa ra các giải pháp đảm bảo tính công bằng, minh bạch và hiệu quả.
+ Việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng giúp đơn vị có cơ sở về nguồn lực tài chính để chi trả lương và các khoản có tính chất lương đối với cán bộ viên chức hợp đồng không hưởng lương từ nguồn ngân sách Nhà nước và ký, thanh toán hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn nhờ vậy mà công tác bảo vệ rừng và PCCCR gặp nhiều thuận lợi, hiệu quả hơn, đời sống cán bộ viên chức hợp đồng có thu nhập ổn định.
+ Đơn vị có thêm nguồn lực tài chính chi cho các hoạt động phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng như xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng; các hạng mục công trình lâm sinh, các công trình cơ sở kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ và phát triển rừng; các hoạt động tuần tra, truy quét các điểm nóng, xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng; mua sắm tài sản, công cụ, dụng cụ, duy tu bảo dưỡng, sửa chữa tài sản trang thiết bị phục vụ công tác bảo vệ rừng; lập hồ sơ, xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng, kiểm tra, giám sát, đánh giá, nghiệm thu, tuyên truyền, vận động, đào tạo, tập huấn, hội nghị và các hoạt động khác phục vụ công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng.
+ Nhờ có chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng nên người dân địa phương ngày càng có ý thức, tích cực trong công tác quản lý bảo vệ rừng, cùng với việc thực thi pháp luật nghiêm nên hầu hết các hành vi vi phạm pháp luật nhiều năm gần đây trên địa bàn đã được giảm thiểu rất lớn. Tập quán phát rừng làm nương rẫy cơ bản đã được xóa bỏ.
+ Ngoài ngân sách Nhà nước đảm bảo chủ yếu cho các hoạt động chi thường xuyên, đơn vị cũng tự đảm bảo được một phần kinh phí hoạt động từ nguồn thu dịch vụ môi trường rừng. Nhờ vậy, hàng năm kinh phí luôn được đảm bảo cho các hoạt động thường xuyên và có một phần cho đầu tư phát triển.
- Khó khăn:
+ Công tác đánh giá, xác định trữ lượng các-bon của rừng, xác định các dịch vụ từ rừng còn hạn chế. Do vậy trong thời gian tới cần đánh giá, lượng hóa các giá trị của rừng, đặc biệt là giá trị lưu trữ và hấp thụ các-bon của rừng tại Khu BTTN Pù Hoạt để sẵn sàng tiếp nhận các nguồn chi trả dựa trên kết quả.
+ Việc xác định nguồn thu dịch vụ môi trường rừng từ các đối tượng như cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở nuôi trồng thủy sản có sử dụng dịch vụ môi trường rừng vẫn chưa được triển khai thực hiện. Dẫn đến nguồn thu để tái đầu tư cho công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR và bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn còn thấp.
VI. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
6.1. Thống kê hiện trạng sử dụng đất của đơn vị chủ rừng
- Theo Quyết định số 1109/QĐ-UBND ngày 02/4/2013 của UBND Nghệ An về việc chuyển đổi Ban quản lý rừng phòng hộ Quế Phong thành Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt. Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp được UBND tỉnh Nghệ An giao quản lý, sử dụng là 90.741,10 ha (chưa kể đất xây dựng Trụ sở), Trong đó:
+ Đất rừng phòng hộ: 54.475,10 ha.
+ Đất rừng đặc dụng: 36.226,00 ha.
Được phân bổ thuộc địa bàn 09 xã: Tri Lễ, Tiền Phong, Thông Thụ, Hạnh Dịch, Nậm Giải, Đồng Văn, Nậm Nhoóng, Cắm Muộn và Châu Thôn.
Tuy nhiên, diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao tại Quyết định số 1109/QĐ-UBND ngày 02/4/2013 của UBND tỉnh Nghệ An đang dựa trên kết quả quy hoạch 3 loại rừng và chưa xác định cụ thể ranh giới ngoài thực địa. Vì vậy, khi triển khai thực tế ngoài thực địa đã có nhiều khó khăn, vướng mắc.
- Theo Quyết định số 590/QĐ-UBND ngày 05/02/2014 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, giai đoạn 2013-2020, Ban quản lý Khu BTTN Pù Hoạt được quy hoạch trên 09 xã của huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An bao gồm: Tri Lễ, Tiền Phong, Thông Thụ, Hạnh Dịch, Nậm Giải, Cắm Muộn, Châu Thôn, Nậm Nhoóng và Đồng Văn. Tổng diện tích quy hoạch là: 85.769,53 ha. Trong đó:
+ Đất rừng phòng hộ 51.171,54 ha.
+ Đất rừng đặc dụng: 34.589,89 ha.
+ Đất khác (đất trụ sở, các trạm QLBVR, vườn ươn,…): 8,1 ha.
Số liệu rừng và đất lâm nghiệp tại Quyết định số 590/QĐ-UBND ngày 05/02/2014 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An được xây dựng trên cơ sở ra soát giữa diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao tại Quyết định số 1109/QĐ-UBND ngày 02/4/2013 của UBND tỉnh Nghệ An so với thực tế quản lý và có sự tham gia, thống nhất của chính quyền địa phương. Vì vậy, từ năm 2014 đến nay, trên thực tế quản lý, Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt đã quản lý, bảo vệ diện tích rừng và đất lâm nghiệp, ranh giới giữa rừng và đất lâm nghiệp của đơn vị với diện tích rừng và đất lâm nghiệp của các chủ rừng khác, của UBND xã quản lý cơ bản ổn định, không xẩy ra hiện tượng tranh chấp; xác lập ranh giới trên bản đồ theo diện tích Quy hoạch được phệ duyệt tại Quyết định 590/QĐ-UBND ngày 05/02/2014 của UBND tỉnh Nghệ An.
- Theo kết quả điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 48/2014/QĐ-UBND ngày 15/8/2014. Diện tích Ban quản lý Khu BTTN Pù Hoạt quản lý, sử dụng 85.769,53 ha. Bao gồm:
+ Đất rừng phòng hộ 51.171,54 ha.
+ Đất rừng đặc dụng: 34.589,89 ha.
+ Đất khác (đất trụ sở, các trạm QLBVR, vườn ươn,…): 8,1 ha.
- Thực hiện Công văn số 2330/SNN-KHTC ngày 09/8/2019 về việc rà soát hiện trạng quản lý sử dụng rừng và đất lâm nghiệp của các Ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng. Trên cơ sở ranh giới quy hoạch khu bảo tồn tại Quyết định số 590/QĐ-UBND, quy hoạch 3 loại rừng theo Quyết định số 48/2014/QĐ-UBND và hiện trạng rừng theo kết quả kiểm kê rừng theo Quyết định số 1731/QĐ-UBND ngày 21/4/2016 của UBND tỉnh Nghệ An. Ban quản lý Khu BTTN Pù Hoạt đã tiến hành rà soát, thống nhất vị trí, ranh giới, diện tích với chính quyền địa phương các xã vùng đệm, có xác nhận của UBND huyện Quế phong và đã được Chi cục kiểm lâm Nghệ An thống nhất tại Công văn số 662/KL-SD&PTR ngày 17/10/2019 về việc kiểm tra ra soát diện tích đất lâm nghiệp do Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt đang quản lý, sử dụng là 86.412,08 ha.
- Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại thì tổng diện tích đất rừng tự nhiên của Ban quản lý Khu BTTN Pù Hoạt hiện đang quản lý, sử dụng đưa vào xây dựng phương án QLRBV là 86.414,38 ha. Nằm trên địa giới hành chính của 09 xã thuộc huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An (Bao gồm các xã: Tiền Phong, Đồng Văn, Thông Thụ, Hạnh Dịch, Nậm Giải, Châu Thôn, Cắm Muộn, Nậm Nhoóng và Tri Lễ). Trong đó:
+ Đất rừng lâm nghiệp: 86.412,08 ha (Gồm: đất rừng đặc dụng: 34.779,72 ha; đất rừng phòng hộ: 50.044,38 ha; đất rừng sản xuất: 1.587,98 ha).
+ Đất phi nông nghiệp: 2,30 ha (Gồm: đất xây dựng trụ sở cơ quan và công trình sự nghiệp nhà Trạm QLBVR).
- Hiện trạng diện tích các loại đất đơn vị BQL Khu BTTN Pù Hoạt đang quản lý, sử dụng được thống kê theo đơn vị hành chính cấp xã cụ thể như sau:
Bảng 2.4: Hiện trạng sử dụng đất Khu BTTN Pù Hoạt
Đơn vị tính: Ha
TT |
Đơn vị hành chính xã |
Tổng |
Đất lâm nghiệp |
Đất phi nông nghiệp |
|||
Cộng |
Đất rừng |
Đất rừng phòng hộ |
Đất rừng |
||||
1 |
Đồng Văn |
14.400,79 |
14.400,64 |
|
14.340,30 |
60,34 |
0,15 |
2 |
Cắm Muộn |
2.660,83 |
2.660,83 |
|
2.660,83 |
|
|
3 |
Châu Thôn |
138,56 |
138,47 |
|
138,47 |
|
0,09 |
4 |
Hạnh Dịch |
14.187,84 |
14.187,71 |
10.120,96 |
3.313,88 |
752,87 |
0,13 |
5 |
Nậm Giải |
9.318,00 |
9.317,86 |
8.019,34 |
1.298,52 |
|
0,14 |
6 |
Nậm Nhoóng |
866,86 |
866,86 |
|
866,86 |
|
|
7 |
Thông Thụ |
29.832,78 |
29.832,42 |
10.191,48 |
19.640,94 |
|
0,36 |
8 |
Tiền Phong |
3.358,30 |
3.356,96 |
1.830,96 |
1.250,64 |
275,36 |
1,34 |
9 |
Tri Lễ |
11.650,42 |
11.650,33 |
4.616,98 |
6.533,94 |
499,41 |
0,09 |
Tổng |
86.414,38 |
86.412,08 |
34.779,72 |
50.044,38 |
1.587,98 |
2,30 |
(Chi tiết xem phụ biểu 03 kèm theo)
6.2. Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, tình hình quản lý, sử dụng đất
6.2.1. Đánh giá về hiện trạng sử dụng đất
Căn cứ Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT ngày 14/12/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và kết quả rà soát hiện trạng quản lý sử dụng rừng và đất lâm nghiệp của các Ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng năm 2019. Hiện trạng sử dụng đất của Ban quản lý Khu BTTN Pù Hoạt gồm có những loại đất sau:
- Nhóm đất lâm nghiệp (LNP): có tổng diện tích 86.412,08 ha chiếm 99,99% tổng diện tích đất đang quản lý, sử dụng, bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng; trong đó gồm đất có rừng tự nhiên, đất có rừng trồng và đất đang được sử dụng để bảo vệ, phát triển rừng. Trong đó:
+ Đất rừng đặc dụng: 34.779,72 ha hiện đang được sử dụng chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn danh lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái và cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
+ Đất rừng phòng hộ: 50.044,38 ha hiện đang được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái và cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
+ Đất rừng sản xuất: 1.587,98 ha hiện đang được sử dụng chủ yếu để cung cấp lâm sản; sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
- Nhóm đất phi nông nghiệp (PNN): Có diện tích 2,30 ha, chiếm 0,01 % tổng diện tích đất đang quản lý, sử dụng, gồm các loại đất sử dụng vào mục đích đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất xây dựng công trình sự nghiệp. Trong đó:
+ Đất xây dựng trụ sơ cơ quan: 1,22 ha hiện đã được quy hoạch chi tiết vào phân khu DVHC sử dụng với mục đích xây dựng trụ sở chính cơ quan. Gồm Nhà làm việc (3 tầng) của Ban giám đốc và các phòng chuyên môn (gồm các phòng: Tổ chức – Hành chính, Kế Hoạch – Tài chính, Khoa học và Hợp tác quốc tế); Nhà làm việc của Hạt kiểm lâm Pù Hoạt; Nhà kho đa chức năng; Nhà ăn; Nhà tạm trú tập thể; Nhà để xe và hệ thống sân, cổng, tường rào bao quanh.
+ Đất xây dựng công trình sự nghiệp (nhà Trạm QLBVR): 1,08 ha hiện đã được sử dụng vào mục đích xây dựng các Trạm QLBVR có tổng diện tích sử nằm trên địa bàn hành chính của 07 xã. Trong đó: Tại Kìm, xã Đồng Văn có diện tích 0,15 ha đã được xây dựng Trạm QLBVR Đồng Văn 1; Tại bản Mường Piệt, xã Thông Thụ có diện tích 0,21 ha đã được xây dựng Trạm QLBVR Thông Thụ 1; Tại bản Ăng Đừa, xã Thông Thụ có diện tích 0,15 ha đã được xây dựng Trạm QLBVR Thông Thụ 2; Tại bản Na Chạng, xã Tiền Phong có diện tích 0,12 ha đã được xây dựng Trạm QLBVR Na Chạng và vườn ươm cây giống lâm nghiệp; Tại bản Long Thắng, xã Hạnh Dịch có diện tích 0,13 ha đã được xây dựng Trạm QLBVR Hạnh Dịch; Tại bản Pục, xã Nậm Giải có diện tích 0,14 ha đã được xây dựng Trạm QLBVR Nậm Giải; Tại bản Hợp Tiến, xã Châu Thôn có diện tích 0,09 ha đã được xây dựng Trạm QLBVR Châu Thôn – Mường Lống; Tại bản Minh Châu, xã Tri Lễ có diện tích 0,09 ha đã được xây dựng Trạm QLBVR Tri Lễ.
6.2.2. Đánh giá về tình hình quản lý, sử dụng đất
- Quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai:
+ Diện tích rừng và đất lâm nghiệp BQL Khu BTTN Pù Hoạt được giao quản lý theo các quyết định chưa có sự thống nhất giữa các văn bản, không có bản đồ kèm theo, không được bàn giao rừng và đất lâm nghiệp trên thực địa.
+ Toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao cho đơn vị quản lý sử dụng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định.
+ Thời gian qua, đơn vị quản lý sử dụng diện tích đất rừng lâm nghiệp chủ yếu dựa trên cơ sở bản đồ và số liệu ban hành tại các quyết định của UBND tinh phê duyệt về quy hoạch 3 loại rừng và kết quả kiểm kê rừng năm 2015. Do vậy, số liệu diện tích quản lý đã có nhiều thay đổi so với diện tích được giao tại quyết định thành lập của đơn vị và không còn phù hợp với thực tiễn.
- Quyền sử dụng rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp:
+ Đối với diện tích đất lâm nghiệp thuộc quy hoạch rừng đặc dụng đã được xác định và quy hoạch thành các phân khu chức năng đó là phân khu BVNN, phân khu PHST và phân khu DVHC.
- Đối với diện tích đất lâm nghiệp thuộc quy hoạch rừng phòng hộ chưa xác định rõ từng diện tích theo mức độ xung yếu để có biện pháp quản lý phù hợp theo Quy chế quản lý rừng hiện hành.
+ Đối với diện tích đất lâm nghiệp thuộc quy hoạch rừng sản xuất hiện đang được bảo vệ và không có kế hoạch đưa vào sử dụng, phù hợp với thực tiễn sản xuất, dự kiến tiến hành trả về chính quyền địa phương quản lý sử dụng.
+ Một số diện tích rừng và đất lâm nghiệp hiện trạng sử dụng chưa phù hợp với mục đích sử dụng theo quy hoạch.
- Tình hình cắm mốc ranh giới đất lâm nghiệp:
+ Ranh giới diện tích Khu BTTN Pù Hoạt chưa được cắm mốc trên thực địa do vậy vẫn còn có tình trạng người dân địa phương xâm lấn để lấy đất sản xuất nông nghiệp và trồng rừng.
+ Khu BTTN Pù Hoạt có ranh giới tiếp giáp với các khu vực khác chủ rừng và khu vực dân cư sinh sống trải dài nên việc phân định ranh giới rõ ràng và cắm mốc là hết sức cần thiết. Do vậy, trong thời gian tới cần tiếp tục quan tâm công tác cắm mốc ranh giới, đặc biệt là những khu vực có nguy cơ xâm hại vào rừng cao.
- Hiện trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
+ Tổng diện tích đất quy hoạch rừng lâm nghiệp là 86.412,08 ha, trong đó có 76.174,44 ha đã rà soát đủ điều kiện cấp giấy chứng quyền sử dụng đất (theo Quyết định số 496/QĐ-UBND.ĐC ngày 27/11/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt kết quả rà soát hiện trạng quản lý sử dụng đất của Ban Quản lý Khu bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt tại huyện Quế Phong tỉnh Nghệ An), chiếm 88,15%.
+ Tổng diện tích đất phi nông nghiệp là 2,30 ha, trong đó có 0,86 ha được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chiếm 37,42 %.
Nhận xét về những thuận lợi, khó khăn về hiện trạng sử dụng đất cần chú ý khi xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững:
- Thuận lợi:
+ Diện tích đất lâm nghiệp thuộc Khu BTTN Pù Hoạt đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch rừng đặc dụng và rừng phòng hộ rõ ràng đến từng lô, khoảnh, tiểu khu, chủ quản lý và theo đơn vị hành chính cấp xã theo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng thuận lợi cho việc theo dõi, quản lý đối với từng loại rừng trên từng địa bàn cấp xã.
+ Vị trí, diện tích Khu BTTN Pù Hoạt cơ bản nằm tập trung, liền vùng theo từng loại rừng và nằm trên địa giới hành chính của một huyện nên trong công tác quản lý, bảo vệ có nhiều thuận lợi nhờ có sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền cấp huyện.
+ Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An và UBND huyện Quế Phong, từ năm 2019 BQL Khu BTTN Pù Hoạt đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền các xã vùng đệm rà soát, bóc tách hết toàn bộ vị trí, diện tích đất có tranh chấp, chồng chéo để trả về cho địa phương quản lý theo quy định của pháp luật, toàn bộ diện tích còn lại BQL Khu BTTN Pù Hoạt đang quản lý, bảo vệ, sử dụng ổn định, không có phát sinh tranh chấp.
+ Hiện trạng sử dụng đất đúng mục đích đối với từng loại đất đã được cơ quan cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, được giao quản lý chặt chẽ, cụ thể cho từng Trạm quản lý bảo vệ rừng, định kỳ được rà soát, kiểm kê.
+ Cơ chế, chính sách của Nhà nước đảm bảo sự quản lý sử dụng đất của chủ rừng ổn định, lâu dài. Quy trình, thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất đảm bảo chặt chẽ. Việc chấp hành các chủ trương, chính sách, pháp luật của nhân dân trên địa bàn tương đối tốt, ít để xẩy ra vi phạm về lấn chiếm đất rừng trái phép. Công tác quản lý rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn có sự vào cuộc đồng bộ, chặt chẽ của các cơ quan chức năng.
- Khó khăn:
+ Diện tích đất được giao cho BQL Khu BTTN Pù Hoạt quản lý lớn, địa hình núi cao, hiểm trở, diện tích giáp ranh với đất quy hoạch rừng sản xuất và khu vực dân cư trên địa bàn vùng đệm lớn, chưa được cắm mốc ngoài thực địa cho nên trong công tác quản lý sử dụng đất gặp nhiều khó khăn, nguy cơ xẩy ra tình trạng xâm lấn đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng để sử dụng vào mục đích khác trái phép có thể xẩy ra.
+ Một số diện tích rừng và đất lâm nghiệp đang có sự xâm lấn, chồng chéo, tranh chấp đã được bóc tách và đơn vị đã thống nhất trả về cho chính quyền địa phương sở tại quản lý nhưng chưa thực hiện được nên đơn vị vẫn đang phải chịu trách nhiệm về mặt quản lý.
+ Toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp thuộc quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ Khu BTTN Pù Hoạt và diện tích đất chuyên dùng được sử dụng vào mục đích xây dựng các trạm quản lý bảo vệ rừng hiện nay đều chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
+ Một số thửa đất chuyên dùng đã được sử dụng vào mục đích xây dựng trạm quản lý bảo vệ rừng chưa được rà soát, bổ sung vào quy hoạch sử dụng đất của chính quyền địa phương sở tại do đó việc đầu tư, xây dựng các hạng mục công trình sự nghiệp gặp nhiều khó khăn về thủ tục hành chính.
+ Diện tích rừng phòng hộ chưa xác định rõ vị trí, ranh giới, diện tích theo mức độ xung yếu để có biện pháp quản lý, sử dụng phù hợp theo Quy chế quản lý rừng phòng hộ hiện hành.
VII. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG
7.1. Hiện trạng diện tích, trạng thái, chất lượng các loại rừng thuộc phạm vi quản lý của chủ rừng
Theo kết quả kiểm kê, kết quả cập nhật diễn biến rừng năm 2021 và kết quả điều tra hiện trạng tài nguyên rừng năm 2021 của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt. Tổng diện tích đất có rừng là 77.171,72 ha, đạt 89,31%. Trong đó: Rừng đặc dụng 31.558,04 ha, đạt tỷ lệ 90,74% diện tích đất rừng đặc dụng; Rừng phòng hộ 44.269,00 ha, đạt tỷ lệ 88,46% diện tích đất rừng phòng hộ; Rừng sản xuất 1.344,68 ha, đạt tỷ lệ 84,68% diện tích đất rừng sản xuất.
- Phân theo nguồn gốc hình thành: Diện tích rừng tự nhiên 77.033,42 ha, chiếm 89,31 % và rừng trồng chỉ có 138,3 ha, chiếm 0,16%. Rừng trồng chủ yếu là rừng phòng hộ 138,3 ha.
- Phân theo điều kiện lập địa: Diện tích rừng trên núi đất 76.875,6 ha, chiếm 99,62 % và rừng trên núi đá 296,12 ha, chỉ chiếm 0,38 %, Không có rừng trên đất ngập nước và rừng trên cát.
- Phân theo loài cây: Diện tích rừng gỗ tự nhiên là chủ yếu 67.239,17 ha, chiếm 87,29 %; rừng hỗn giao gỗ và tre nứa 7.797,06 ha, chiếm 10,12 % và rừng tre nứa chỉ có 1.997,19 ha, chiếm 2,59 %. Không có rừng cau dừa.
- Phân theo trữ lượng:
+ Rừng giàu: Diện tích: 8.557,63 ha, chiếm 11,09% diện tích đất có rừng. Thuộc các trạng thái rừng: Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX giàu (TXG); Rừng gỗ tự nhiên núi đá LRTX giàu (TXDG). Các loài thực vật chủ yếu là Giổi, Re, Pơ Mu, Sa mu dầu, Sao mặt quỷ, Côm Tầng… độ tàn che từ 0,7- 0,8; chiều cao trung bình của rừng đạt 18 -25 m; đường kính bình quân của cây rừng từ 25-80 cm; M= 200-250 m3/ha.
+ Rừng trung bình: Diện tích 25.406,87 ha chiếm 32,92% diện tích đất có rừng. Thuộc các trạng thái rừng: Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX TB (TXB); Rừng gỗ tự nhiên núi đá LRTX TB (TXDB). Rừng có cấu trúc 3-4 tầng; độ tàn che từ 0,6-0,8; chiều cao trung bình của rừng đạt 18-20 m; đường kính trung bình của cây rừng từ 20-25 cm; trữ lượng bình quân của rừng từ 150-180 m3/ha. Trạng thái này tập trung các loài ưu thế riêng biệt như: Dẻ, Re, Sao mặt quỷ, Gội, Giổi, Sồi, Sến.
+ Rừng nghèo: Diện tích 14.425,69 ha chiếm 18,69% đất có rừng. Thuộc các trạng thái rừng: Rừng gỗ tự nhiên núi đá LRTX nghèo (TXDN); Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX nghèo (TXN). Rừng có cấu trúc 2-4 tầng; độ tàn che từ 0,4-0,6; chiều cao trung bình của rừng đạt 9-11m; đường kính trung bình của cây rừng từ 12-14 cm; trữ lượng bình quân của rừng từ 80- 90 m3/ha. Thực vật chủ yếu là: Ràng ràng xanh, Sấu, Giổi, Gội, Quếch…dưới tán rừng nhiều dây leo, bụi rậm.
+ Rừng nghèo kiệt: Diện tích: 34,43 ha chiếm 0,04% diện tích đất có rừng. Thuộc trạng thái rừng: Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX nghèo kiệt (TXK). Đây là trạng thái rừng được hình thành sau nương rẫy và sau khai thác; phân bố chủ yếu tại phân khu phục hồi sinh thái. Rừng có cấu trúc 2-3 tầng, độ tàn che từ 0,3-0,5; chiều cao cây phổ biến từ 7-11m; đường kính trung bình 12-16 cm; trữ lượng bình quân: 30-40m3/ha. Thực vật chủ yếu gồm: Giẻ, Re, Thẩu tấu, Sau sau, Chẹo…
+ Rừng chưa có trữ lượng: Diện tích: 18.814,55 ha chiếm 24,38% diện tích đất có rừng. Thuộc trạng thái rừng: Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX phục hồi (TXP). Đây là trạng thái rừng được hình thành sau nương rẫy và sau khai thác; phân bố chủ yếu tại phân khu phục hồi sinh thái. Rừng có cấu trúc 2-3 tầng, độ tàn che từ 0,3-0,5; chiều cao cây phổ biến từ 7-11m; đường kính trung bình 12-16 cm; trữ lượng bình quân: M<10m3/ha. Thực vật chủ yếu gồm: Giẻ, Re, Thẩu tấu, Sau sau, Chẹo…
Hiện trạng diện tích, trạng thái, chất lượng các loại rừng thuộc Khu BTTN Pù Hoạt được thể hiện ở bảng 2.5:
Bảng 2.5: Tổng hợp hiện trạng tài nguyên rừng
TT |
Phân loại rừng |
Tổng (Ha) |
Rừng đặc dụng |
Rừng phòng hộ |
Rừng sản xuất |
Tổng |
86.412,08 |
34.779,72 |
50.044,38 |
1.587,98 |
|
I |
Rừng phân theo nguồn gốc hình thành |
77.171,72 |
31.558,04 |
44.269,00 |
1.344,68 |
1 |
Rừng tự nhiên |
77.033,42 |
31.558,04 |
44.130,70 |
1344,68 |
2 |
Rừng trồng |
138,3 |
138,3 |
||
II |
Rừng phân theo điều kiện lập địa |
77.171,72 |
31.558,04 |
44.269,00 |
1.344,68 |
1 |
Rừng trên núi đất |
76.875,60 |
31.270,13 |
44.260,79 |
1344,68 |
2 |
Rừng trên núi đá |
296,12 |
287,91 |
8,21 |
|
3 |
Rừng trên đất ngập nước |
||||
4 |
Rừng trên cát |
||||
III |
Rừng phân theo loài cây |
77.033,42 |
31.558,04 |
44.130,70 |
1.344,68 |
1 |
Rừng gỗ tự nhiên |
67.239,17 |
29.055,95 |
37.119,06 |
1064,16 |
2 |
Rừng tre nứa |
1.997,19 |
286,24 |
1.709,30 |
1,65 |
3 |
Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa |
7.797,06 |
2.215,85 |
5.302,34 |
278,87 |
4 |
Rừng cau dừa |
||||
IV |
Rừng gỗ tự nhiên phân theo trữ lượng |
67.239,17 |
29.055,95 |
37.119,06 |
1.064,16 |
1 |
Rừng giàu |
8.557,63 |
6.139,67 |
2.417,96 |
|
2 |
Rừng trung bình |
25.406,87 |
11.142,26 |
14.082,43 |
182,18 |
3 |
Rừng nghèo |
14.425,69 |
6.973,27 |
6.924,05 |
528,37 |
4 |
Rừng nghèo kiệt |
34,43 |
19,81 |
14,62 |
|
5 |
Rừng chưa có trữ lượng |
18.814,55 |
4.780,94 |
13.680,00 |
353,61 |
V |
Diện tích chưa có rừng |
9.240,36 |
3.221,68 |
5.775,38 |
243,3 |
1 |
Diện tích trồng chưa thành rừng |
66 |
66 |
||
2 |
Diện tích khoanh nuôi tái sinh |
4.758,68 |
1.447,90 |
3.135,92 |
174,86 |
3 |
Diện tích khác |
4.415,68 |
1.707,78 |
2.639,46 |
68,44 |
(Chi tiết có biểu 04 kèm theo)
- Diện tích chưa thành rừng 9.240,36 ha, chiếm 10,69%. Trong đó: Diện tích rừng trồng chưa thành rừng là 66,0 ha. Diện tích khoanh nuôi tái sinh rừng 4.758,68 ha, trong đó: Diện tích khoanh nuôi tái sinh rừng đặc dụng 1.447,90 ha, chiếm 30,43% tổng diện tích khoanh nuôi và diện tích khoanh nuôi tái sinh rừng phòng hộ 3.135,92 ha, chiếm 65,90%.
Hình 2.1: Bản đồ hiện trạng rừng Khu BTTN Pù Hoạt
7.2. Tổng trữ lượng, trữ lượng bình quân các loại rừng
Kế thừa kết quả kiểm kê rừng năm 2015 và kết quả theo dõi diễn biến rừng hằng năm và đối chiếu quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng tại Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018: Đối với rừng gỗ, bao gồm: Rừng giàu: trữ lượng cây đứng lớn hơn 200 m3/ha; Rừng trung bình: trữ lượng cây đứng từ lớn hơn 100 đến 200 m3/ha; Rừng nghèo: trữ lượng cây đứng từ lớn hơn 50 đến 100 m3/ha; Rừng nghèo kiệt: trữ lượng cây đứng từ 10 đến 50 m3/ha; Rừng chưa có trữ lượng: trữ lượng cây đứng dưới 10 m3/ha. Đối với rừng tre nứa: rừng được phân theo loài cây, cấp đường kính và cấp mật độ.
Kết quả tính toán trữ lượng các loại rừng được thể hiện ở bảng 2.6 sau:
Bảng 2.6: Tổng hợp trữ lượng tài nguyên rừng
TT |
Phân loại rừng |
ĐVT |
Tổng |
Rừng đặc dụng |
Rừng phòng hộ |
Rừng |
|
I |
Rừng phân theo nguồn gốc hình thành |
|
7.693.130,46 |
3.914.779,13 |
3.694.079,96 |
84.271,37 |
|
1 |
Rừng tự nhiên |
m3 |
7.681.776,03 |
3.914.779,13 |
3.682.725,53 |
84271,37 |
|
2 |
Rừng trồng |
m3 |
11.354,43 |
|
11.354,43 |
|
|
II |
Rừng phân theo điều kiện lập địa |
|
7.693.130,46 |
3.914.779,13 |
3.694.079,96 |
84.271,37 |
|
1 |
Rừng trên núi đất |
m3 |
7.681.008,71 |
3.902.800,24 |
3.693.937,11 |
84.271,37 |
|
2 |
Rừng trên núi đá |
m3 |
12.121,75 |
11.978,90 |
142,85 |
|
|
3 |
Rừng trên đất ngập nước |
|
|
|
|
|
|
4 |
Rừng trên cát |
|
|
|
|
|
|
III |
Rừng phân theo loài cây |
|
|
|
|
|
|
1 |
Rừng gỗ tự nhiên |
m3 |
7.257.182,69 |
3.796.443,63 |
3.393.770,03 |
66969,032 |
|
2 |
Rừng tre nứa |
1000 cây |
16.403 |
2.975 |
13.409 |
19 |
|
3 |
Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa |
|
|
|
|
|
|
|
- Gỗ là chính |
m3 |
340.249,95 |
92.433,82 |
231.775,43 |
16040,7 |
|
|
- Tre nứa là chính |
1000 cây |
24.539 |
7.536 |
16.636 |
367 |
|
4 |
Rừng cau dừa |
|
|
|
|
|
|
IV |
Rừng gỗ tự nhiên phân theo trữ lượng |
|
7.257.182,69 |
3.796.443,63 |
3.393.770,03 |
66.969,03 |
|
1 |
Rừng giàu |
m3 |
2.188.037,32 |
1.552.108,58 |
611.260,29 |
24.668,46 |
|
2 |
Rừng trung bình |
m3 |
3.870.465,61 |
1.692.509,29 |
2.139.121,12 |
38.835,20 |
|
3 |
Rừng nghèo |
m3 |
1.013.494,84 |
504.577,16 |
508.917,68 |
|
|
4 |
Rừng nghèo kiệt |
m3 |
4.267,71 |
395,39 |
406,95 |
3.465,38 |
|
5 |
Rừng chưa có trữ lượng |
m3 |
180.917,21 |
46.853,21 |
134.064,00 |
|
(Chi tiết có biểu 05 kèm theo)
- Kết quả thống kê, tính toán về trữ lượng các loại rừng trong Khu BTTN Pù Hoạt là rất lớn, tổng trữ lượng gỗ là 7.693.130,46 m3 (rừng tự nhiên 7.681.776,03 m3 chiếm tới 99,85%; Rừng trồng 11.354,43 m3 chỉ chiếm có 0,15% trữ lượng gỗ Khu BTTN Pù Hoạt), trữ lượng rừng tre, nứa là 40.942 ngàn cây.
- Trữ lượng rừng phân theo điều kiện lập địa 7.693.130,46 m3 (Rừng trên núi đất 7.681.008,71 m3 chiếm 99,84%; Rừng trên núi đá 12.121,75 m3 chiếm 0,16%).
- Rừng gỗ tự nhiên phân theo trữ lượng: Rừng giàu 2.188.037,32 m3 chiếm 28,12 %; Rừng trung bình 3.870.465,61 m3 chiếm 50,13%; Rừng nghèo 1.013.494,84 m3 chiếm 13,68%; Rừng nghèo kiệt 4.267,71 m3 chiếm 0,01%.; Rừng chưa có trữ lượng 180.917,21 m3 chiếm 2,4%.
- Trữ lượng rừng cao, trong đó có nhiều loài gỗ quý hiếm, có giá trị kinh tế cao, đang gây áp lực cho công tác quản lý, bảo vệ rừng.
7.3. Hiện trạng phân bố một số loài lâm sản ngoài gỗ
Ngoài rừng gỗ, trong diện tích do Ban quản lý Khu BTTN Pù Hoạt quản lý còn các loại lâm sản ngoài gỗ như: lùng, giang, măng đắng... có ở các hiện trạng rừng hỗn giao, rừng tre nứa thuần loài phân bố tập trung chủ yếu trên địa bàn 3 xã Đồng Văn, Thông Thụ và Tiền Phong.
Nhóm các loài lâm ngoài gỗ như: Tre, lùng, giang, nứa, song, mây,... rất phong phú và đa dạng về loài, có ở các trạng thái rừng tre nứa thuần loài, rừng hỗn giao gỗ tre nứa. Đặc trưng hơn là các khu rừng cây Lùng thuần loài tập trung với diện tích lớn, phân bố tại các tiểu khu: 14, 16, 20, 21, 34, 35, 36, 39, 49, 50, 56. Có giá trị kinh tế cao và đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội, đặc biệt đối với các cộng đồng dân tộc thiểu số có đời sống gắn liền với rừng.
Bảng 2.7: Tổng hợp diện tích, trữ lượng rừng Tre nứa, Lùng
TT |
Loại rừng |
Địa điểm (TK) |
Tổng |
Rừng phòng hộ |
Rừng đặc dụng |
|||
Diện tích (ha) |
Trữ lượng (1.000 cây) |
Diện tích (ha) |
Trữ lượng (1.000 cây) |
Diện tích (ha) |
Trữ lượng (1.000 cây) |
|||
1 |
Hỗn giao tự nhiên Nứa-Gỗ, Giang-Gỗ |
TK 14, 15, 16, 18, 19, 35, 36, 37, 39, 40, 52, 56, 66, 59, 60, 61, 62, 63, 75, 77, 81, 82, 91, 93, 94, 96, 97, 104, 1, 2, 3, 4, 7, 9, 11, 20, 21, 22, 25, 27, 34, 41, 48, 49, 50, 57, 69, 76, 114 |
7.373,21 |
56.265 |
5.160,50 |
39.293 |
2.212,71 |
16.972 |
2 |
Rừng tự nhiên Nứa |
TK 60, 61, 63, 72, |
970,12 |
11.341 |
738,29 |
8.631 |
231,83 |
2.710 |
3 |
Rừng tự nhiên Lùng, |
TK 14, 15, 16, 18, 19, |
1.020,80 |
12.801 |
966,40 |
12.119 |
54,40 |
682 |
Tổng cộng |
|
9.364,13 |
80.407 |
6.865,19 |
60.042 |
2.498,94 |
20.365 |
Kết quả thống kê, tính toán về trữ lượng Lùng, Nứa trong khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt là rất lớn. Đặc biệt các xã Đồng Văn, Thông Thụ, Tiền Phong và Hạnh Dịch. Trữ lượng rừng Lùng, Nứa đến 80.407 ngàn cây cho ta nguồn nguyên liệu dồi dào cung cấp cho hàng thủ công mỹ nghệ, nên cần phải bảo vệ và khai thác bền vững, ổn định lâu dài phục vụ cho lợi ích địa phương, xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Nhóm các loài cây dược liệu: Đã thống kê được 412 loài, 296 chi và 115 họ cây thuốc thuộc 5 ngành thực vật bậc cao có mạch, có công dụng làm thuốc chữa bệnh. Theo Sách Đỏ Việt Nam (2007), có 10 loài cây thuốc có nguy cơ tuyệt chủng: Ngũ gia bì gai, Lan kim tuyến, Lá khôi, Đẳng sâm, Hoàng tinh cách, Hà thủ ô đỏ, Du sam núi đất, Ba gạc vòng, Ba gạc cam, Bốt hồi nước.
Bảng 2.8: Đa dạng các loài thực vật làm dược liệu ở Khu BTTN Pù Hoạt
Ngành |
Họ |
Chi |
Loài |
|||
Số họ |
Tỉ lệ % |
Số chi |
Tỉ lệ % |
Số loài |
Tỉ lệ % |
|
Lycopodiophyta |
2 |
1,74 |
4 |
1,35 |
12 |
2,91 |
Equisetophyta |
1 |
0,87 |
1 |
0,34 |
1 |
0,24 |
Polypodiophyta |
4 |
3,48 |
4 |
1,35 |
5 |
1,21 |
Pinophyta |
4 |
3,48 |
4 |
1,35 |
4 |
0,97 |
Magnoliophyta |
104 |
90,43 |
283 |
95,61 |
390 |
94,66 |
Tổng số |
115 |
100 |
296 |
100 |
412 |
100 |
Ngoài ra, trong diện tích rừng của đơn vị còn có các loại cây dược liệu như: sâm cau, bồ cốt toái, thiên niên kiện, dây máu chó, sa nhân, lá khôi ... tập trung nhiều tại các xã Hạnh Dịch, Nậm Giải, Đồng Văn, Thông Thụ, Tiền Phong, các loại lâm sản phụ này phần lớn được người dân địa phương thu hái về sử dụng tại chỗ hàng năm và một số hộ khác thu hái để bán ra thị trường. Phương thức, cường độ khai thác sử dụng không bền vững, nguồn tài nguyên suy kiệt dẫn đến các loại cây dược liệu đang bị khan hiếm.
Nhận xét tình hình tài nguyên có những ảnh hưởng thuận lợi, khó khăn đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học của đơn vị:
- Thuận lợi:
+ Với hiện trạng tài nguyên rừng đa dạng, phong phú, độ che phủ rừng trên địa bàn còn rất cao (trên 76%) và chủ yếu thuộc thảm thực vật rừng tự nhiên, lá rộng thường xanh nên giữ được môi trường, sinh cảnh sống thuận lợi cho các loài động vật rừng sinh trưởng, phát triển, giảm thiểu được nguy cơ tác động tiêu cực của con người trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học là điều kiện thuận lợi để bảo tồn các hệ sinh thái rừng, các loài sinh vật đặc hữu, nguồn gen của nhiều loài động vật, thực vật nguy cấp, quý hiếm và đảm bảo phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu khoa học.
+ Sự đa dạng về tài nguyên rừng cũng mang lại nhiều tiềm năng cho khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ, nấm trong phân khu dịch vụ - hành chính của rừng đặc dụng; thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, nguồn gen sinh vật theo nhiệm vụ khoa học và công nghệ qua đó tạo được nguồn thu từ hoạt động khai thác bền vững nguồn tài nguyên rừng, lâm sản ngoài gỗ để tái đầu tư cho công tác cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.
+ Với tỷ lệ độ che phủ rừng, trữ lượng, chất lượng rừng cao thì khả năng cung ứng các dịch vụ môi trường rừng lớn, đặc biệt là các dịch vụ bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối để kéo dài thời gian hoạt động của các nhà máy thủy điện; Điều tiết, duy trì nguồn nước cho sản xuất cho các vùng hạ lưu; Hấp thụ, lưu giữ các-bon của rừng; giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh và bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng cho kinh doanh dịch vụ du lịch.
+ Theo thống kê diện tích rừng phát triển trên núi đất chiếm tỷ lệ chủ yếu nên khả năng phục hồi rừng ở những khu vực khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp với trồng rừng bổ sung sẽ thuận lợi hơn so với các khu vực núi đá.
+ Công tác phát triển các loài lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm và được hiện thực hóa thành chủ trương, nghị quyết để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Riêng BQL Khu BTTN Pù Hoạt đã xây dựng đề án bảo tồn và phát triển cây dược liệu dưới tán rừng đã được UBND Tỉnh phê duyệt, bước đầu đây là cơ sở quan trọng để đơn vị thu hút các nguồn lực đầu tư.
- Khó khăn:
+ So với các khu vực giáp ranh trong Khu BTTN Pù Hoạt có tài nguyên rừng giàu, phong phú, nhiều loài gỗ có giá trị cao tạo nên cũng có nhiều đối tượng bất chấp vi phạm pháp luật để khai thác trái phép tài nguyên rừng gây khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ rừng.
+ Với diện tích gần 9.000 ha rừng tre nứa và rừng hỗn giao gỗ và tre nứa vào mùa nắng nóng, khô hanh nguy cơ cháy rừng cao cho nên trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng hàng năm đối với các khu vực này phải đặc biệt quan tâm hơn.
+ Diện tích chưa thành rừng chiếm tỷ lệ 12,89% tương đương gần 11.000 ha tập trung chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, biên giới có đồng bào Mông sinh sống có tập quán du canh, chăn nuôi gia súc số lượng lớn chủ yếu là trâu, bò thả rông nên để phục hồi rừng trên diện tích đất chưa thành rừng này bằng các biện pháp lâm sinh như trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng rừng bổ sung sẽ gặp rất khó thành công do gặp khó khăn trong công tác bảo vệ và ngăn chặn xử lý việc chăn thả gia súc tự do của người dân.
+ Công tác trồng rừng đối với các diện tích đất không có rừng thuộc quy hoạch rừng đặc dụng và rừng phòng hộ bằng cây gỗ lớn, cây bản địa đang gặp nhiều khó khăn do chi phí đầu tư thấp, cây bản địa sinh trưởng phát triển chậm lâu khép tán thành rừng, công tác quản lý bảo vệ chăm sóc rừng trồng gặp nhiều khó khăn do địa bàn xa, chi phí lớn.
+ Hiện nay còn nhiều loại dịch vụ môi trường rừng đã được cung ứng cho các bên sử dụng dịch vụ nhưng chưa được các cơ quan chức năng, có thẩm quyền nghiên cứu, tính toán đầy đủ để tạo nguồn thu chi trả tiền cung ứng dịch vụ môi trường rừng cho chủ rừng.
+ Ngoài cung ứng dịch vụ môi trường rừng cho các nhà máy thủy điện, tiềm năng tài nguyên rừng Khu BTTN Pù Hoạt còn có thể cung ứng dịch vụ môi trường rừng cho hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, nuôi trồng thủy sản, nước sạch và cung ứng cho Dự án giảm phát thải vùng Bắc trung bộ nhưng chưa được khai thác sử dụng để tạo nguồn thu cho chủ rừng.