KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN MIỀN TÂY NGHỆ AN - WESTERN NGHE AN BIOSPHERE RESERVE

TIỀM NĂNG THỦY ĐIỆN BẢN VẼ TRONG KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN

Ngày 26 tháng 3 năm 2021
Thủy điện Bản Vẽ được xây dựng tại thượng nguồn Nâm Nơn (Sông Lam) thuộc địa bàn các xã Yên Na, Lượng Minh, Hữu Không, Nhôn Mai, Mai Sơn (huyện Tương Dương), xã Mỹ Lý (huyện Kỳ Sơn). Đập thủy điện Bản Vẽ có diện tích mặt nước 8.700 km2, hồ thủy điện được thiết kế với công suất thiết kế là 320KW. Năm 2018, lưu lượng nước về hồ Bản Vẽ đạt bình quân 274,5 m3/s, cao hơn nhiều so với bình quân nhiều năm (134m3/s), tuy nhiên lại phân bố không đều, chủ yếu tập trung trong các tháng mùa mưa 7,8,9/2018. Mức chênh lệch mực nước dao động trong khoảng từ 40m – 45m.
Sản lượng điện sản xuất của nhà máy là 1.320,7tr kWh, dự kiến sản lượng điện sản xuất năm 2018 đạt 1.350 triệu kWh.
Hiện nay tại xung quanh đập thủy điện Bản Vẽ có 256 lồng, tập tung ở các xã Yên Na, Lượng Minh, Hữu Khuông. Nuôi lồng có các loại cá như: Cá rô phi, cá trắm cỏ, cá leo, cá lăng… Các loài cá tự nhiên bao gồm các loại cá như: Cá lăng, cá ghé, cá mát, …Thời điểm thả cá giống vào hai thời điểm chính đó là tháng 4,6 và cuối tháng 9- 11 sau mùa mưa lũ. Thời gian thu hoạch thường vào tháng 11 – tháng 1 năm sau. 
Dịch vụ thuyền phục vụ các hoạt động giao thương và du lịch khá phát triển, thuận tiện cho du khách. 

                                                                       Thủy điện Bản Vẽ, huyện Tương Dương, Nghệ An


Các hoạt động dịch vụ du lịch khu vực đập Bản Vẽ cũng có nhiều chuyển biến nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, một số mô hình dịch vụ du lịch sinh thái, cộng động đang từng bước hình thành thuận tiện cho các hoạt động khám phá của du khách, chủ yếu là du lịch trải nghiệm, du thuyền khám phá thuỷ điện Bản Vẽ, thưởng thức những món ăn của người dân tộc tộc Thái, các hoạt động về du lịch, dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng nhìn chung đang trên đà phát triển, hướng tới một nên du lịch xanh và bền vững.

                                                                                                                                                                             Doãn Thị Hạnh Lâm
                                                                                                                                                                       BQL Chương trình PTLNBV