KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN MIỀN TÂY NGHỆ AN - WESTERN NGHE AN BIOSPHERE RESERVE

Sơ kết 1 năm Dự án Nhân rộng mô hình sinh kế bền vừng từ cây chè hoa vàng, cây lùng, cây mét và cây bon bo...

Dự án Quỹ Môi trường toàn cầu, Chương trình tài trợ các dự án nhỏ , Chương trình phát triển liên hiệp quốc tại huyện Quế Phong tổ chức Hội nghị sơ kết 01 năm thực hiện dự án

Ngày 30/3/2023 tại huyện Quế Phong, UBND huyện Quế Phong và Ban điều hành Dự án Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ cây Chè hoa vàng, cây Lùng, cây Mét và cây Bon bo nhằm giảm áp lực lên đa dạng sinh học (ĐDSH) và chức năng hệ sinh thái rừng tại các xã vùng đệm Đồng Văn, Thông Thụ, khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Hoạt, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An.Mã số dự án VNM/UNDP/2021/05 đã tổ chức Hội nghị Sơ kết 01 năm thực hiện dự án.
Mục đích của Hội nghị nhằm đánh giá 01 năm thực hiện dự án, kế hoạch, nhiệm vụ năm thứ 2 của dự án và các đề xuất kiến nghị để thực hiện tốt dự án, báo cáo với các cấp, các ngành, cơ quan liên quan và truyền thông về dự án.

Các đại biểu tham gia hội nghi sơ kết 


Hội nghị được đón tiếp Bà Nguyễn Thị Thu Huyền, Điều phối viên Quốc gia Chương trình UNDP- GEF SGP. Ông Bùi Văn Hiền, Ủy viên Ban Thường vụ huyện ủy, Phó chủ tịch UBND huyện Quế Phong tham dự và chỉ đạo Hội nghị.

Bà Nguyễn Thị Thu Huyền - ĐPV Quốc gia Chương trình UNDP- GEF SGP

Hội nghị  có 59 đại biểu tham gia gồm đại diện Ban quản lý Khu Dự trữ sinh quyển Miền Tây Dự án BR, Ban Điều hành( BĐH), Nhóm chuyên gia dự án.  

Huyện Quế Phong: Có Ban Dân vận, Ban tuyên giáo huyện ủy, Lãnh đạo HĐND huyện, Lãnh đạo UBND huyện, VP UBND huyện, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Dân tộc, Hội LH Phụ nữ, Hội Nông dân huyện, Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp và PTNT huyện, Hạt Kiểm lâm,  Trung tâm văn hóa,thể thao và truyền thông huyện. Các xã Đồng Văn, Thông Thụ có các đại biểu đại diện Lãnh đạo Đảng ủy, Lãnh đạo UBND xã, cán bộ địa chính - Nông nghiệp, cán bộ Lâm nghiệp- khuyến lâm; Hội Phụ nữ, Hội Nông dân xã. Bí thư chi bộ, Trưởng bản, Ban giám sát cộng đồng, đại diện các hộ gia đình tham gia mô hình sinh kế của dự án của 8 bản vùng thực hiện dự án.
Hội nghị có tổng cộng 10 báo cáo tham luận và các ý kiến tham gia được phát biểu.
Năm 2022 trong bối cảnh vừa ra khỏi dịch bệnh COVID- 19, kinh tế xã hội còn có nhiều khó khăn, phức tạp. Được sự hỗ trợ của UNDP- GEF SGP, phối hợp chặt chẽ của UBND huyện Quế Phong, UBND 2 xã Đồng Văn, Thông Thụ, của các cơ quan đơn vị liên quan, của Ban quản lý 8 thôn bản vùng thực hiện dự án và các hộ gia đình tham gia mô hình sinh kế dự án; dự án VNM/UNDP/2021/05 đã hoàn thành toàn diện các hoạt động, nội dung, kế hoạch của dự án. 
Các kết quả chủ yếu đạt được qua 1 năm hoạt động.
- Về Nâng cao kiến thức năng lực:Tổ chức Hội nghị khởi động cho 57 người tham dự, Hội nghị sơ kết 01 năm thực hiện dự án có 59 người tham dự. 
Tổ chức 8 cuộc hội nghị truyền thông tại 8 thôn bản để  công bố, niêm yết danh sách các hộ tham gia, thành lập các tổ hợp tác, nhóm phát triển sinh kế cộng đồng và điều tra khảo sát đánh giá đầy đủ thu nhập từ sinh kế của hộ gia đình trước khi thực hiện dự án. Cộng đồng Bầu trực tiếp ban giám sát cộng đồng dự án. Bầu tổ trưởng, Nhóm trưởng, dự thảo quy chế hoạt động THT, nhóm phát triển sinh kế cộng đồng có 405 lượt người tham gia. Tổ chức 1 lớp tập huấn về Kỹ thuật và Quản lý giám sát cộng đồng về bảo vệ khoanh nuôi, trồng bổ sung, khai thác bền vững các loài cây Lùng, Chè hoa vàng, Mét, Bon bo; thiết lập quản lý, vận hành Quỹ vay vốn quay vòng phát triển sinh kế cho 44 cán bộ UBND. Tổ chức 6 lớp tập huấn về bảo vệ khoanh nuôi, trồng bổ sung và khai thác bền vững cây Lùng cho 227 hộ gia đình tham gia mô hình. Tổ chức 5 lớp tập huấn về bảo vệ khoanh nuôi, trồng bổ sung và khai thác bền vững cây Chè hoa vàng cho 212 hộ gia đình tham gia mô hình. Tổ chức 5 lớp tập huấn bảo vệ khoanh nuôi, trồng bổ sung và khai thác bền vững cây Bon bo cho 184 hộ gia đình tham gia mô hình. Tổ chức 2 lớp tập huấn phát triển cây Mét cho 46 hộ gia đình tham gia mô hình.
Tư vấn Xây dựng giải pháp kỹ thuật khoanh nuôi, bảo vệ, trồng bổ sung, khai thác bền vững gắn với BVR tự nhiên cây Lùng, Chè hoa vàng, Bon bo và phát triển cây Mét.
Tư vấn thành lập Quỹ vay vốn quay vòng cho cộng đồng phát triển mô hình sinh kế các loài cây Lùng, Chè hoa vàng, Bon bo, Mét và cơ chế quản lý quỹ cho cộng đồng tại 2 xã Đồng Văn, Thông Thụ, năm 2022 đã giải ngân 326 triệu đồng . 
Xây dựng thành công năm mô hình sinh kế theo kế hoạch năm 2022
Nhiệm vụ nhân rộng mô hình sinh kế dự án đã được hoàn thành tốt. Số hộ được nghiệm thu 415 hộ, đạt tỷ lệ 98,34 %. Diện tích trồng Mét đạt 19 ha/ kế hoạch 20 ha, đạt tỷ lệ 95 %, Khoanh nuôi bảo vệ, trồng bổ sung, khai thác bền vững cây Bon bo đạt 90,8 ha/ 92,9 ha, đạt tỷ lệ 97,7 %. Khoanh nuôi bảo vệ, chăm sóc, khai thác bền vững cây Chè hoa vàng đạt 133,8 ha/ 134,7 ha, đạt tỷ lệ 99,3 %. Khoanh nuôi bảo vệ, chăm sóc, phát triển, khai thác bề vững cây Lùng đạt 1.483,7 ha/ 1.487,3 ha, đạt tỷ lệ 100%. Qua nghiệm thu của Hội đồng nghiệm thu và Ban nghiệm thu 2 xã, Dự án đã giải ngân cho kế hoạch năm 2022 được 994.882.000 đồng, trong đó vốn viện trợ không hoàn lại cho các hộ gia đình là 608.831.300 đồng. 

Người dân vùng dự án Khai thác Lùng
Và kiểm tra việc khoanh nuôi bảo vệ Chè hoa vàng


Gắn kết tiêu thụ sản phẩm: 
Tổ chức Hội nghị kết nối và ký kết Hợp đồng nguyên tắc tiêu thụ sản phẩm Cây Lùng giữa 8 Tổ hợp tác của 8 thôn bản với Công ty TNHH Lâm Sản Khánh Tâm.
Công tác truyền thông: Đã có 16 tin bài, hoạt động của dự án được đăng tải trên các Báo, Đài tỉnh, huyện, các trang thông tin điện tử huyện Quế Phong, Quỹ vảo vệ và phát triển rừng Nghệ An,Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Ban quản lý Khu DTSQ miền Tây Nghệ An.
Hội nghị đã thảo luận kế hoạch nhiệm vụ năm 2023, đề xuất các giải pháp và đề xuất kiến nghị các điều chỉnh để đảm bảo thực hiện tốt dự án theo Văn kiện dự án đã được phê duyệt.
Phát biểu định hướng cho Hội nghị, Bà Nguyễn Thị Thu Huyền, Điều phối viên Quốc gia, Chương trình UNDP- GEF SGP chia vui với các thành công, kết quả dự án đã thực hiện được trong năm 2022, giới thiệu tóm tắt về Chương trình UNDP- GEF SGP. Bà Nguyễn Thị Thu Huyền củng nhấn mạnh các nội dung Văn hóa trong dự án UNDP- GEF SGP, các vấn đề nghèo đói và phát triển bền vững. Phấn khởi trước các kết quả, tiến độ, cách làm của dự án Quế Phong và cần thiết phải gắn kết nhiều chương trình, dự án. Tranh thủ sự vào cuộc, tham gia của cấp ủy chính quyền địa phương. Tận dụng quản lý nguồn vốn vay của dự án để phát triển KTXH cho các hộ chưa được tham gia mô hình dự án. Cố gắng bàn giao quỹ vay vốn quay vòng và kết thúc dự án vào cuối năm 2023- đầu năm 2024. Các nội dung đề xuất điều chỉnh dự án cần được đề xuất sớm.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Ông Bùi Văn Hiền, Ủy viên Ban thường vụ huyện ủy, Phó chủ tịch UBND huyện ghi nhận và biểu dương những kết quả, thành tích dự án đã đạt được trong năm 2022. Nhấn mạnh lồng ghép các chương trình, dự án phát triển KTXH được lồng ghép trên địa bàn và giao nhiệm vụ cho các cơ quan, địa phương liên quan như: Công tác truyền thông, tuyên truyền, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Hạt Kiểm lâm, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý Khu BTTN Pù Hoạt, Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp và PTNT huyện, cán bộ và nhân dân 2 xã Đồng Văn, Thông Thụ.
Phó chủ tịch UBND huyện đề nghị Chương trình UNDP- GEF SGP, Trung tâm tư vấn phát triển Lâm nghiệp Nghệ An tiếp tục quan tâm, giúp đỡ để Dự án hoàn thành tốt các mục tiêu, kế hoạch nhiệm vụ năm 2023, tạo đà cho địa phương, nhân dân vùng dự án thực hiện tốt Dự án, phát triển KTXH và gắn kết hiệu quả  với công tác Bảo vệ rừng, tạo đà duy trì và phát triển bền vững các thành quả sau khi dự án kết thúc.

Nguyễn Thành Nhâm

Trưởng Ban điều hành dự án