KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN MIỀN TÂY NGHỆ AN - WESTERN NGHE AN BIOSPHERE RESERVE

SỰ PHONG PHÚ VÀ ĐA DẠNG CỦA LÂM SẢN NGOÀI GỖ Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN MIỀN TÂY NGHỆ AN

ngày 3 tháng 8 năm 2021
Theo nghiên cứu của Trung tâm môi trường và tài nguyên sinh học (Địa chỉ: Số 3, ngõ 35, đường Tuệ Tĩnh, Phường Hà Huy Tập, Tp.Vinh, tỉnh Nghệ An), lâm sản ngoài gỗ ở Khu dự trữ sinh quyển Miền tây Nghệ An rất đa dạng về taxon bậc ngành, taxon bậc họ, bậc chi, ngoài ra còn đa dạng về chủng loại, công dụng ... phục vụ cho các nhu cầu của đời sống xã hội.

Rừng nguyên sinh Vườn Quốc gia Pù Mát

 

* Đa dạng taxon bậc ngành

Kết quả nghiên cứu từ những mẫu vật thu được ở thực địa và kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó về nghiên cứu đa dạng hệ thực vật ở khu vực Miền tây Nghệ An, đã xây dựng danh lục các loài LSNG ở khu vực Miền tây Nghệ An. Các ngành được sắp xếp theo mức độ tiến hoá, các họ được sắp theo cách sắp xếp của Brummitt (1992). Trong bảng danh lục này, đã thống kê được các loài LSNG ở khu vực Miền tây Nghệ An có tổng số 2.097 loài và dưới loài thuộc 871 chi và 195 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch là Psilotophyta, Lycopodiophyta, Equisetophyta, Polypodiophyta, Pinophyta và Magnoliophyta. Kết qủa nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.1

Sự phân bố về số lượng và tỷ lệ họ, chi, loài LSNG ở Miền tây Nghệ An

 

 

       Ngành              Họ        Chi        Loài
  Số lượng   %   Số lượng   %   Số lượng   %
    Psilotophyta       1   0,51        1   0,11          1   0,05   
   Lycopodiophyta       2   1,02      3   0,34     13   0,62
    Equisetophyta       1   0,51        1   0,11      1   0,05
   Polypodiophyta      22   11,28     37   4,25       79   3,77
      Pinophyta         8   4,10      4   1,61       22   1,05
   Magnoliophyta    161   82,56    815   93,57   1981   94,47
         Tổng    195   100    871   100 2097   100 
               

 

 
Khi phân tích sâu hơn về hai lớp của ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) thì kết quả cho thấy các họ, chi và loài phân bố cũng không đều nhau (bảng 3.2). Kết quả cho thấy, trong hai lớp của ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) thì lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) có 126 họ chiếm 78,26 % tổng số họ, 659 chi chiếm 80,86 % tổng số chi và 1.578 loài chiếm 79,66 % tổng số loài; lớp Hành (Liliopsida) chiếm tỷ lệ thấp hơn nhiều chỉ với 35 họ chiếm 21,74 %; 15 chi chiếm 19,14% và 403 loài chiếm 20,34 %. Ngoài ra, tỷ lệ về số họ của lớp Ngọc lan so với lớp Hành là 3,6, có nghĩa là cứ 3,6 họ của lớp Ngọc lan mới có 1 họ của lớp Hành; tỷ lệ về số chi và số loài tương ứng là 4,22 và 3,92. Như vậy, qua đây cho thấy, lớp Ngọc lan chiếm ưu thế so với lớp Hành.

Phân bố của các taxon trong hai lớp của ngành Ngọc lan

 

 

                Lớp

            Họ         Chi        Loài
  Số lượng  Tỷ lệ %  Số lượng  Tỷ lệ %   Số lượng  Tỷ lệ%
  Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)     126  78,26     659   80,86     1578  79,66 
  Lớp Hành (Liliopsida)      35  21,74     156   19,14      403  20,34 
  Tổng    161  100   815   100     1981  100
  Tỷ lệ (M/L) Ma./Li.    3,6         4,22        3,92

 

Rừng nguyên sinh Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống

*  Đa dạng taxon bậc họ

Kết quả nghiên cứu đã xác định được 195 họ, trong đó có 105 họ có từ 1-5 loài, 31 họ có từ 5-9 loài và 59 họ có từ 10 loài trở lên.
Việc đánh giá và phân tích đa dạng ở mức độ họ cũng là một phần quan trọng khi nghiên cứu đa dạng của một hệ thực vật. Thông thường khi đánh giá tính đa dạng của một hệ thực vật, người ta thường phân tích 10 họ đa dạng nhất của hệ thực vật đó. Bởi vì, tỷ lệ (%) của 10 họ đa dạng nhất so với tổng số loài của toàn hệ được xem là bộ mặt của mỗi hệ thực vật và là chỉ tiêu so sánh đáng tin cậy. Vì nó không phụ thuộc nhiều vào diện tích nghiên cứu cũng như mức độ đa dạng loài của hệ thực vật. Tuân theo quy luật chung đó, kết quả nghiên cứu đã phân tích 10 họ đa dạng nhất trong khu hệ thể hiện ở bảng 3.3

10 họ có nhiều loài cho LSNG ở Miền Tây Nghệ An
 

      TT   Tên Khoa học   Tên Việt Nam  Số loài Tỉ lệ %
  1.  
  Euphorbiaceae   Họ Thầu dầu  120     5,72
  1.  
  Fabaceae   Họ Đậu  91     4,34
  1.  
  Asteraceae   Họ Cúc  75     3,58
  1.  
  Orchidaceae   Họ Lan  70     3,34
  1.  
  Rubiaceae   Họ Cà phê  68     3,24
  1.  
  Zingiberaceae   Họ Gừng  66     3,15
  1.  
  Lauraceae   Họ Long não  56     2,67
  1.  
  Poaceae   Họ Lúa  54    2,58
  1.  
  Apocynaceae   Trúc đào  51    2,43
  1.  
  Moraceae   Dâu tằm  50    2,38
                                      Tổng   701   33,43

 

 

* Đa dạng về bậc chi

   Từ danh lục thực vật đã thống kê được 871 chi, trong đó 10 chi đa dạng nhất chiếm 1,14 % tổng số chi nhưng có 169 loài chiếm 8,06 % tổng số loài LSNG ở Miền tây Nghệ An (bảng 3.4).

 10 chi có nhiều loài cho LSNG Miền tây Nghệ An

 

 

      TT   Chi   Họ  Số loài  Tỉ lệ %
  1.  
  Ficus   Moraceae   26   1,24
  1.  
  Alpinia   Zingiberaceae   18   0,86
  1.  
  Bauhinia   Bauhiniaceae   17   0,81
  1.  
  Smilax   Smilacaceae   17   0,81
  1.  
  Calamus   Arecaceae   16   0,76
  1.  
  Clerodendrum   Verbenaceae   16   0,76
  1.  
  Ardisia   Myrsinnaceae   15   0,72
  1.  
  Dendrobium   Orchidaceae   15   0,72
  1.  
  Litsea   Lauraceae   15   0,72
  1.  
  Dioscorea   Dioscoraceae   14   0,67
    169   8,06

 

 Kết quả trên bảng trên cho thấy chi Ficus là đa dạng nhất, đây là chi đặc trưng cho rừng mưa nhiệt đới, chúng phân bố khá rồng từ đai thấp đến đai vừa. Ngoài ra, các chi Alpinia, Bauhinia, Smilax, Calamus, Clerodendru, Ardisia, Dendrobium, Litsea, Dioscorea mang tính chất đặc trưng tham gia cấu trúc thảm thực vật chính của hệ thực vật. Điều đó cho thấy tính chất của hệ thực vật ở Miền tây Nghệ An là nhiệt đới gió mùa.

Ngoài ra, LSNG trong Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An còn đa dạng về công dụng, dạng sống và nhiều nguồn gen quý hiếm ./.

                                                                                                                                                     Nguyễn Huy Ninh
                                                                                                                                                        BTK Dự án BR