ngày 30 tháng 7 năm 2021
Khu Dự trữ Sinh quyển miền Tây Nghệ An được UNESCO chính thức công nhận ngày 18 tháng 9 năm 2007, là khu DTSQ trên cạn lớn nhất Việt Nam với diện tích 1.299.795 ha, là hành lang xanh kết nối 3 khu rừng đặc dụng tạo nên sự liên tục về môi trường và sinh cảnh.[18]
Thực hiện hoạt động của dự án “Lồng ghép quản lý tài nguyên thiên nhiên và các mục tiêu về bảo tồn đa dạng sinh học vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quản lý các khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam”, được tài trợ bởi Quỹ môi trường Toàn cầu (GEF); các chuyên gia thuộc trường Đại học lâm nghiệp đã tiến hành Quan trắc loài Vượn đen má trắng trong Khu dự trữ sinh quyển thế giới miền Tây Nghệ An trong thời gian 54 ngày, đã ghi nhận nhiều thông tin quý giá về loài Vượn đen má trắng. |
Vượn trưởng thành có trọng lượng 7-12kg. Thân hình thon gọn, chân tay dài. Con đực có màu đen toàn thân, hai má lông màu trắng nối nhau bằng một vệt trắng dưới cằm. Con cái có màu lông vàng sẫm, lông quanh mặt tủa ngang, đỉnh đầu màu xám hoặc tủa đen. Con cái thường có vòng tròn quanh khuôn mặt màu trắng, nhưng mảng lông trên má cũng hoàn toàn phân biệt được với phần cổ do có màu sáng hơn. Con non có lông màu vàng nhạt.
Hình ảnh Vượn đen má trắng và đợt tuyên truyền về công tác bảo vệ tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt.
- Kết quả quan trắc tại VQG Pù Mát đã thống kê được 12 đàn với 22 cá thể Vượn đen má trắng. Xác định cấu trúc quần thể là 1 đực: 1cái: cá thể con; Tại KBTTN Pù Huống đoàn quan trắc thống kê được 5 cá thể Vượn đen má trắng thuộc 2 đàn khác nhau, ghi nhân qua tiếng hót tại khu vực Đồi Khe Tạ. Trong đó, đàn thứ nhất có 3 cá thể bao gồm 1 đực trưởng thành, 1 cái trưởng thành và 1 con non; đàn thứ hai có 1 đực trưởng thành và 1 cái trưởng thành. Không xác định được cấu trúc tuổi; Còn tại KBTTN Pù Hoạt đã thống kê được 5 cá thể Vượn đen má trắng trong đó có con non (nghe trực tiếp được 4 cá thể). Không xác định được cấu trúc tuổi, cấu trúc giới tính của quần thể.
- Liệt kê được 3 nhóm mối đe dọa đối với quần thể Vượn đen má trắng và sinh cảnh của chúng tại VQG Pù Mát, cụ thể nhóm đe dọa đến số lượng quần thể, nhóm đe dọa đến sinh cảnh, nhóm đe dọa làm nhiễu loạn môi trường sống; 4 mối đe dọa đối với quần thể Vượn đen má trắng và sinh cảnh của chúng tại KBTTN Pù Huống, cụ thể là mối đe dọa săn bắn và khai thác lâm sản ngoài gỗ trái phép là lớn nhất đối với quần thể; Liệt kê được 7 mối đe dọa đối với quần thể Vượn đen má trắng và sinh cảnh của chúng cụ thể là mối đe dọa săn bắn và khai thác lâm sản ngoài gỗ trái phép là lớn nhất đối với quần thể.
- Tại VQG Pù Mát thống kê được 1687 đợt tuần tra truy quét trong 3 năm gần đây xử lý tổng số 106 vụ vi phạm; Tại KBTTN Pù Huống thống kê được trong năm 2020 hơn 1.728 đợt tuần tra, kiểm tra rừng tại gốc và truy quét các đối tượng khai thác, tập kết, vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn; Tại KBTTN Pù Hoạt, thống kê được 3591 đợt tuần tra truy quét trong khoảng 2013-2018 và 811 đợt năm 2019 và 734 đợt năm 2020
- Thống kê được tại VQG Pù Mát trong 3 năm thu được tổng số 6634 bẫy thú, phá hủy 611 lán thợ săn, phát hiện 608 gốc cây bị chặt; Tại KBTTN Pù Huống thống kê được 263 vụ vi phạm lâm luật trong 2 năm gần đây, 255 vụ vào năm 2019 và 8 vụ năm 2020. Nộp ngân sách nhà nước trong hai năm gần đây là hơn 3.645 triệu. Tịch thu hơn 735.202 m3 gỗ các loại (năm 2019 là 711 m3, năm 2020 là 24.202 m3) và các phương tiện dụng cụ vi phạm khác; Còn tại KBTTN Pù Hoạt, thống kê được 195 vụ vi phạm trong 5 năm đầu KBT từ 2013-2018, 17 vụ vào năm 2019 và 13 vụ năm 2020. Nộp ngân sách nhà nước 5 năm đầu là 3,754 triệu, năm 2020 chỉ còn 200 triệu chưa thu hồi được, và tịch thu hơn 10 nghìn m3 gỗ các loại và các phương tiện dụng cụ vi phạm khác.
Nguyễn Huy Ninh - BQL Chương trình phát triển LNBV