KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN MIỀN TÂY NGHỆ AN - WESTERN NGHE AN BIOSPHERE RESERVE

QUẢN LÝ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CỘNG ĐỒNG TẠI BẢN CHẶN NẰN, XÃ CHI KHÊ, HUYỆN CON CUÔNG. MỘT MÔ HÌNH QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG CẦN ĐƯỢC NHÂN RỘNG.

Cập nhật ngày 23/7/2020, 08:06:09
Mô hình khoanh nuôi QLBVR nằm trong khoảnh 1, 2, tiểu khu 771 thuộc địa phận quản lý bản Chặn Nằn, xã Chi Khê, huyện Con Cuông cách trụ sở UBND xã Chi Khê 6,0 km về hướng tây bắc, diện tích mô hình chạy dọc theo sát với quốc lộ 7 điểm cuối cùng của mô hình giáp cầu khe Lội xã Châu Khê. Trong 03 năm 2017, 2018 và 2019. Hạt Kiểm lâm Con Cuông phối hợp UBND xã Chi Khê chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hạng mục xây dựng mô hình quản lý bảo vệ khu rừng có tổng diện tích 106.89 ha thuộc rừng sản xuất, tại khoảnh 1, 2, tiểu khu 771 (Bản đồ rà soát điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng xã Chi Khê theo quyết định 48/2014/QĐ-UBND ngày 15/8/2014 của UBND tỉnh Nghệ An). 

                                                      Các đại biểu và các hộ dân tham gia cuộc họp

Một số kết quả đạt được từ mô hình:

Xây dựng được 10 biển báo cấm lửa rừng; Đóng 30 cọc mốc ranh giới; Phát dọn vệ sinh rừng trên diện tích 106,89 ha; Hàng năm hỗ trợ trồng dặm cây bản địa nhằm nâng cao chất lượng rừng và độ che phủ: 300 cây.

Công tác tuyên truyền công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng cho người dân được thực hiện 06 cuộc/ năm; Tập huấn nghiệp vụ về công tác lâm nghiệp, công tác khuyến lâm khuyến nông và phòng cháy chữa cháy rừng; 

Hạt Kiểm lâm huyện Con Cuông, tiến hành ký kết hợp đồng với các hộ gia đình với tổng diện tích để bảo vệ là  106,89 ha. Tổ tuần tra PCCCR có Quy chế phối hợp hoạt động, chịu trách nhiệm thực hiện việc tuần tra, canh gác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng. Kiểm lâm địa bàn chịu trách nhiệm hướng dẫn, giám sát việc bảo vệ rừng của hộ gia đình; đồng thời tham mưu Hạt Kiểm lâm tổ chức kiểm tra công tác tuần tra bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng. Việc kiểm tra, tuần tra rừng được tiến hành thường xuyên, liên tục trong năm nhằm mục đích phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi chặt phá rừng, phá hoại các công trình xây dựng phục vụ mô hình như cọc mốc, bảng biển có liên quan, công tác PCCCR, chăn thả trâu bò vào khu vực mô hình và các hoạt động khác có tác hại đến rừng.

Đánh giá kết quả thực hiện mô hình.

Mặc dù còn nhiều khó khăn về các nguồn vốn và chính sách hỗ trợ cho người dân về quản lý bảo vệ rừng còn bất cập, nhận thức của người dân về Luật lâm nghiệp và các chính sách liên quan chưa tốt, khu vực rừng do cộng đồng quản lý có một số loài cây có giá trị như săng lẻ...Song những kết quả từ việc thực hiện mô hình là rất lớn, cụ thể:

Chính quyền địa phương đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo công tác bảo vệ rừng.

Thông qua các đợt tập huấn, tuyên truyền về các luật pháp liên quan thì nhận thức của người dân được nâng lên nhờ đó đã hạn chế các hành vi vi phạm xâm hại đến tài nguyên khu vực mô hình cũng như các khu rừng xung quanh.

Các hộ gia đình trong khu vực mô hình nắm vững các biện pháp lâm sinh như: Chăm sóc, bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và trồng rừng mới đạt hiểu quả tốt tăng thu nhập cho gia đình, sử dụng đất rừng được giao bền vững từng bước ổn định cuộc sống.

Diện tích rừng tự nhiên được giữ nguyên, phần diện tích rừng trồng được phát triển theo đúng hướng dẫn kỹ thuật.

Tăng độ che phủ, chất lượng rừng phần diện tích khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiện.

Bổ sung trồng dặm cây bản địa nâng cao hiệu quả về sinh thái môi trường và tăng thu nhập kinh tế cho các hộ tham gia thực hiện mô hình.

Góp phần cân bằng môi trường sinh thái, điều hòa khí hậu,duy trì và cung cấp nguồn nước cho các công trình thuỷ lợi, thủy điện, nước sinh hoạt cho  hộ gia đình ở ven mô hình, chống biến đổi khí hậu.

Với mô hình quản lý rừng cộng đồng tại bản Chặn Nằn, xã Chi Khê, huyện Con Cuông đã thực hiện thì cái được lớn nhất của mô hình là giúp cho nhân dân nhận thức được lợi ích mang lại từ rừng, đồng thời tạo ra cảnh quan môi trường, sinh thái. đã ý thức được những lợi ích từ rừng đem lại cho người dân. Người dân đã chủ động trong công tác bảo vệ rừng, PCCCR, xã hội hóa nghề rừng đã nâng lên một bước. Sự thành công của mô hình đã mở ra một hướng đi, một cách làm mới để có thể nhân rộng ở nhiều thôn bản trong toàn tỉnh. Đó cũng chính là yếu tố mang tính quyết định để mô hình có thể phát triển bền vững và phát huy hiệu quả trong tương lai.

                                                                                                                                                                Nguyễn Huy Ninh- Dự án FCPF2