Được sự tài trợ của Quỹ Môi trường toàn cầu, Chương trình tài trợ các dự án nhỏ, Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc ( UNDP- GEF SGP), Trung tâm tư vấn phát triển Lâm nghiệp Nghệ An thuộc Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp tỉnh đã tiếp nhận và thực hiện Dự án Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ cây Chè hoa vàng, cây Lùng, cây Mét và cây Bon bo nhằm giảm áp lực lên đa dạng sinh học và chức năng hệ sinh thái rừng tại các xã vùng đệm Đồng Văn, Thông Thụ, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An; Mã số dự án VNM/UNDP/2021/05.
Mục tiêu lâu dài của dự án là Phát triển có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật và tổ chức sản xuất từ các loài cây Chè hoa vàng, Lùng, Mét và Bon bo để nâng cao thu nhập cho đồng bào DTTS, góp phần BVR, bảo tồn ĐDSH tại hai xã vùng đệm ưu tiên Đồng Văn, Thông Thụ huyện Quế Phong, khu DTSQ Tây Nghệ An.
Mục tiêu trước mắt của dự án là Nâng cao kiến thức năng lực phát triển sinh kế bền vững từ cây Lùng, Cây Chè Hoa vàng Quế Phong, Cây Bon Bo, Cây Mét cho đồng bào DTTS các xã Đồng Văn, Thông Thụ, huyện Quế Phong. Nhân rộng mô hình phát triển sinh kế: Khoanh nuôi, bảo vệ,trồng bổ sung, khai thác bền vững 1.494,3 ha rừng Lùng. Bảo tồn, phát triển, khai thác bền vững cây Chè hoa vàng Quế Phong gắn với BVR tự nhiên, diện tích 135,3 ha. Bảo tồn và phát triển cây Bon bo gắn với BVR, làm giàu rừng tự nhiên nghèo kiệt, diện tích 92,6 ha.Phát triển cây Mét diện tích 20 ha.Phát triển Quỹ vay vốn quay vòng với số vốn dự án tài trợ ban đầu 707 triệu đồng cho 2 xã Đồng Văn, Thông Thụ và lồng ghép kinh phí hưởng lợi chi trả DVMTR nhằm gia tăng số hộ hưởng lợi, nhân rộng mô hình sinh. Tổng kết kết quả, kinh nghiệm về nhân rộng 5 loại mô sinh kế bền vững từ các loài cây Lùng, Chè hoa vàng, Mét, Bon bo và phát triển quỹ vay vốn quay vòng, huy động tài chính, lồng ghép kinh phí của, phát triển thị trường của dự án được sẻ chia trong cộng đồng, các bên liên quan, tư liệu hóa và đề xuất kiến nghị lên chính quyền các cấp, các cơ quan liên quan và đóng góp vào kết quả thành công chung của Dự án BR.
Để đạt được các mục tiêu trên, dự án có rất nhiều hoạt động, giải pháp cụ thể, trong đó có việc Phối hợp lồng ghép chi trả dịch vụ Môi trường rừng với phát triển sinh kế dự án. Theo đó ngày 25/5/2022 ban điều hành dự án và Hạt Kiểm lâm huyện Quế Phong đã ký kết cam kết phối hợp chi trả DVMTR, bảo vệ rừng với phát triển sinh kế dự án. Theo đó:
Hạt Kiểm lâm huyện Quế Phong và BĐH dự án phối hợp, lồng ghép tăng cường truyên truyền pháp luật Lâm nghiệp trong cộng đồng các thôn bản thực hiện Dự án VNM/UNDP/2021/05 trên địa bàn 2 xã Đồng Văn, Thông Thụ, huyện Quế Phong.
Hạt Kiểm lâm Quế Phong tăng cường tuyên truyền, vận động để các hộ gia đình BVR, nhận kinh phí chi trả DVMTR tham gia dự án VNM/UNDP/2021/05 tích cực đầu tư kinh phí để bảo tồn, bảo vệ, khoanh nuôi, khai thác bền vững cây Lùng, cây Chè hoa vàng, cây Bon bo và cây Mét dự án cho phát triển sinh kế gắn với BVR tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái rừng khu vực.
Trong quá trình chỉ đạo kiểm tra nghiệm thu giao khoán BVR, chỉ trả DVMTR các hộ gia đình tham gia dự án VNM/UNDP/2021/05, Hạt Kiểm lâm huyện Quế Phong lồng ghép kiểm tra việc bảo tồn, bảo vệ, khoanh nuôi, khai thác bền vững cây Lùng, cây Chè hoa vàng, cây Bon bo và cây Mét theo mô hình sinh kế dự án.
Trong quá trình chỉ đạo nhân rộng mô hình bảo tồn, bảo vệ, khoanh nuôi, khai thác bền vững cây Lùng, cây Chè hoa vàng, cây Bon bo và cây Mét, BĐH dự án lồng ghép kiểm tra việc BVR của các hộ gia đình.
Định kỳ hàng quý và đột xuất khi cần thiết, Hạt Kiểm lâm huyện Quế Phong và BĐH Dự án chia sẻ thông tin, kết quả BVR, phát triển sinh kế dự án trên địa bàn để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý BVR, chi trả DVMTR, phát triển sinh kế rừng từ các mô hình dự án.
Tin tưởng với sự phối hợp lồng ghép chi trả DVMTR, bảo vệ rừng và phát triển các mô hình sinh kế dự án VNM/UNDP/2021/05 sẽ hỗ trợ nhau và đạt kết quả lợi ích kép trong bảo vệ rừng và phát triển sinh kế Dự án.
Nguyễn Thành Nhâm
Trung tâm Tư vấn phát triển Lâm nghiệp
Hội Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp tỉnh NA