KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN MIỀN TÂY NGHỆ AN - WESTERN NGHE AN BIOSPHERE RESERVE

Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững t nhằm giảm áp lực lên đa dạng sinh học và chức năng hệ sinh thái rừng tại xã vùng đệm Thông Thụ,huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An

Xã Thông Thụ  01 năm thực hiện dự án Quỹ Môi trường toàn cầu, Chương trình tài trợ các dự án nhỏ, chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP- GEF SGP) - Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ cây Chè hoa vàng, cây Lùng, cây Mét và cây Bon bo nhằm giảm áp lực lên đa dạng sinh học và chức năng hệ sinh thái rừng tại các xã vùng đệm Đồng Văn, Thông Thụ, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An.

Thông Thụ là xã vùng cao biên giới nằm ở phía Tây Bắc huyện Quế Phong, cách trung tâm huyện khoảng 40km, có 33,737km đường biên giới tiếp giáp với nước CHNDND Lào. Xã có 8 thôn bản với 1.157 hộ, 5.064 khẩu. Kinh tế của xã phát triển chủ yếu từ sản xuất nông - lâm - ngư - chăn nuôi. Tập quán canh tác chủ yếu là sản xuất ruộng nước, khai thác lâm sản, đời sống nhân dân còn phụ thuộc nhiều vào rừng.
Xã Thông Thụ có diện tích tự nhiên 41.598,55ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp: 39.895,24 ha (chiếm 95,91% tổng diện tích tự nhiên toàn xã); diện tích đất rừng đặc dụng và rừng phòng hộ chiếm 29.989,88 ha (chiếm 72,09% tổng diện tích tự nhiên), đất rừng sản xuất chiếm 9.905,36 ha (chiếm 23,81% tổng diện tích tự nhiên) ; trong đó Cây Lùng, có diện tích 10.004,9 ha bao gồm Rừng Lùng hỗn giao 5.822,4 ha; Rừng Lùng thuần loài 1.482,5 ha; cây Chè hoa vàng và cây Bon bo là thế mạnh để phát triển kinh tế gắn với bảo vệ rừng tại địa phương. 
Khi chưa có dự án UNDP-GEF SGP triển khai tại địa phương ý thức, trách nhiệm, kiến thức, năng lực của nhân dân địa phương trong quản lý, chăm sóc, bảo vệ, khai thác nứa, lùng,Chè hoa vàng, Bon bo còn hạn chế, ỷ lại cấp trên, sản xuất mang tính tự phát; nhân dân các điểm tái định cư còn khắc phục khó khăn sau tái định cư,... 
Để triển khai dự án UNDP-GEF SGP tại địa phương. Lãnh đạo Đảng ủy, UBND xã đã chí đạo các thôn bản và phối hợp với Ban điều hành dự án tổ chức tuyên truyền dự án rộng rãi trong cộng đồng dân cư để người dân biết  và hiểu được lợi ích, quyền lợi, nghĩa vụ khi tham gia dự án để tự giác, tự nguyện tham gia. Phối hợp thống nhất với dự án lựa chọn địa bàn thôn bản, các mô hình sinh kế để tham gia, gồm 03 bản: Ăng Đừa, Na Lướm, Na Hứm. Cụ thể các mô hình sinh kế tham gia: Cây Lùng (Ăng Đừa, Na Lướm,Na Hứm), Cây Chè hoa Vàng (Ăng Đừa, Na Lướm,Na Hứm), cây Bon Bo (Ăng Đừa, Na Lướm, Na Hứm). Cây Mét: Ăng Đừa, Na  Hứm.
Lãnh đạo địa phương đã chỉ đạo các thôn bản cùng Ban điều hành, nhóm chuyên gia xây dựng thống nhất các tiêu chí lựa chọn hộ gia đình và sàng lọc xem xét thống nhất các hộ tham gia các mô hình sinh kế của dự án.
Tổng số hộ tham gia mô hình: 172 hộ, diện tích mô hình: 513,4 ha trong đó Lùng 352,0 ha, Mét 10,0 ha, Chè hoa vàng 92,1 ha, Bon bo 59,3 ha.
Các hộ gia đình sau khi được truyền thông, đăng ký, lựa chọn đã được dự án tổ chức truyền thông tại các thôn bản để biết được lợi ích, quyền lợi, nghĩa vụ khi tham gia dự án.
Lãnh đạo xã Thông Thụ đã phối hợp tốt với dự án trong việc lãnh đạo chỉ đạo thực hiện dự án. Cụ thể Lãnh đạo UBND xã ban hành quyết định số 71/QĐ- UBND ngày 4/5/2022 thành lập Ban chỉ đạo thực hiện dự án của xã có 12 thành viên do Phó chủ tịch UBND xã làm trưởng ban và cán bộ các tổ chức đoàn thể, ban quản lý các tôn bản, trong đó giao nhiệm vụ, phân công điểm phụ trách cụ thể cho các thành viên trong BCĐ để thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các thôn bản và nhân dân triển khai thực hiện. UBND xã đã cử 01 đồng chí lãnh đạo UBND xã phụ trách tham gia Ban điều hành dự án, cử 01 đồng chí Công chức địa chính, 01 đồng chí Cán bộ lâm nghiệp tham gia nhóm chuyên gia để hỗ trợ dựa án, hướng dẫn nhân dân triển khai thực hiện dự án. Chỉ đạo BQL 3 thôn bản Na Hứm, Na Lướm, Ăng Đừa tham gia dự án thành lập Ban giám sát cộng đồng; UBND xã đã có các quyết định số 84, số 85/QĐ- UBND ngày 6/6/2022 về việc Thành lập Quỹ, thành lập BQL Quỹ vay vốn quay vòng, có quy chế hoạt động của Quỹ quay vốn quay vòng phát triển sinh kế dự án. Ngày 30/11/2022 UBND xã có quyết định số 182/QĐ- UBND thành lập Ban nghiệm thu kết quả thực hiện dự án năm 2022.
Cán bộ địa phương xã Thông Thụ đã phối hợp với BĐH, nhóm chuyên gia tổ chức các lớp tập huấn về bảo vệ, khoanh nuôi, khai thác bền vững cây Lùng, cây Chè hoa vàng; bảo vệ khoanh nuôi, khai thác bền vững,tách gốc trồng bổ sung cây Bon bo; phát triển kỹ thuật trồng, chăm sóc cây Mét. Vì vậy sau khi tham gia tập huấn và chỉ đạo, tư vấn của nhóm chuyên gia, ban điều hành thì kiến thức năng lực về bảo vệ, khoanh nuôi, khai thác bền vững cây Lùng, cây Chè hoa vàng; bảo vệ khoanh nuôi, khai thác bền vững,tách gốc trồng bổ sung cây Bon bo; phát triển kỹ thuật trồng, chăm sóc cây Mét của các hộ gia đình đã được tăng lên và vận dụng vào thực hiện mô hình dự án của gia đình. UBND xã củng đã phối hợp với Ban điều hành, nhóm chuyên gia, ban quản lý thôn bản, tổ chức Hội phụ nữ xã tuyên truyền thành lập 3 nhóm giám sát cộng đồng có 10 thành viên tại 3 thôn bản Na Hứm, Na Lướm và Ăng Đừa, truyền thông, tuyên truyền truyền thành lập 3 Tổ hợp tác, 1 Hợp tác xã gắn kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.
Thông qua việc thành lập Ban chỉ đạo dự án của xã, cử cán bộ tham gia Ban điều hành, Nhóm chuyên gia, chỉ đạo kiện toàn Ban giám sát cộng đồng thôn bản, các tổ hợp tác, Hợp tác xã, tham gia ký kết hợp đồng, thành lập Ban nghiệm thu của xã, tổ nghiệm thu các thôn bản năm 2022, xã Thông Thụ đã vào cuộc đồng bộ và phối hợp chỉ đạo các hộ gia đình tham gia thực hiện tốt kế hoạch của dự án.
Hàng quý theo kế hoạch của Ban điều hành Dự án và triển khai chỉ đạo của địa phương,  các thành viên đã đi kiểm tra đôn đốc tận các thôn bản, hộ gia đình.
Với sự cố gắng chung, năm 2022 dự án đã được xã Thông Thụ phối hợp tổ chức chỉ đạo, thực hiện tốt.
Kết quả năm 2022 số hộ tham gia, được nghiệm thu thanh toán 168/172 hộ đạt tỷ lệ 97,7 %, diện tích cây Lùng được nghiệm thu 252,1 ha/ 252,1 ha đạt tỷ lệ 100%, cây Chè hoa vàng được nghiệm thu 91,2 ha đạt tỷ lệ 98,2%, cây Bon bo được nghiệm thu ha,đạt tỷ lệ 100 %, cây Mét được nghiệm thu 10 ha, đạt tỷ lệ 100%.
Về kinh phí các hộ gia đình, quỹ đã được nghiệm thu, giải ngân năm 2022 là 362.037.700 đồng.
Về kết nối tiêu thụ sản phẩm. Năm 2022 xã đã chỉ đạo 3 thôn bản thực hiện dự án thành lập 3 Tổ hợp tác sản xuất tiêu thụ sản phẩm và 1 HTX dịch vụ tại 3 thôn bản : Na Hứm, Na Lướm, Ăng Đừa. Cuối năm 2022 có 3 Tổ hợp tác đã ký kết hợp đồng nguyên tắc tiêu thụ cây Lùng với Công ty TNHH Lâm sản Khánh Tâm.
Việc phối hợp, lồng ghép triển khai phát triển Kinh tế xã hội trên địa bàn xã Thông Thụ, vùng dự án đã được UBND xã phối hợp lồng ghép với Dự án, bước đầu thu được kết quả tốt, nổi bật là:
- Về chủ trương phát triển sinh kế từ các loài cây Chè hoa vàng, cây Bon bo, cây Lùng, Trồng cây Mét. Đã được đưa vào Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ xã Thông Thụ lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020-2025. Thông qua việc thực tiễn thực hiện mô hình dự án tại đia phương, UBND xã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đến tận các thôn bản và nhân dân trên địa bàn xã. 
- Về phát triển cây Lùng theo chứng chỉ FSC. Đã lồng ghép thực hiện và đã được cấp chứng chỉ FSC cho 313 ha diện tích rừng Lùng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC cho 49 hộ dân, trong đó: Ăng Đừa 181,3 ha với 18 hộ dân tham gia; Na Lướm 57,7 ha với 15 hộ dân tham gia; Na Hứm 74 ha với 16 hộ dân tham gia). Trong năm 2023, có 127 hộ dân tiếp tục đăng ký tham gia xin cấp chứng chỉ FSC với diện tích 473,79 ha.
- Về phát triển cây Mét thành sản phẩm Nông lâm nghiệp chủ lực gắn với phòng hộ vùng lòng hồ Thủy điện Hủa Na. UBND xã phối hợp BQLcác thôn bản tuyên truyền, vận động nhân dân trồng mỗi hộ 10 cây Mét từ vốn đóng góp của nhân dân, kết quả 1.166 hộ thực hiện với 11.660 cây Mét được trồng. Ngoài ra, trong năm 2022 phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đăng ký và trồng 40ha, số lượng 9.550 gốc Mét từ nguồn ngân sách của huyện.
Phát huy các kết quả, thành tích đã đạt được năm 2022 ; năm 2023, xã Thông Thụ quyết tâm thực hiện tốt kế hoạch của dự án.
                                                         

  Nguyễn Thành Nhâm.
                                         Hội Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp tỉnh Nghệ An

 

Các hộ gia đình tham gia dự án Bản Ăng Đữa xã Thông Thụ khai thác Lùng 

Khoanh nuôi, bảo vệ, bảo tồn, khai thác bền vững cây Chè Hoa vàng tại Bản Na Hứm xã Thông Thụ
Phát triển cây Bon bo gắn với bảo vệ rừng tại bản Na Lướm xã Thông Thụ