NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA HƯƠNG TRẦM QUỲ CHÂU
Ngày 15 tháng 1 năm 2021
Cứ mỗi tết đến xuân về, khi đặt chân đến Thị trấn Tân Lạc, Huyện Quỳ Châu Nghệ An. Nơi đây, toát ra một mùi thơm đặc trưng mà không có nơi nào có được.
Thị trấn Tân Lạc - Huyện Quỳ Châu
Để có được những búp hương mang mùi thơm đặc biệt của vùng núi miền tây xứ nghệ, những người hương phải cầu kỳ từng công đoạn, từ chuẩn bị nguyên liệu làm bột hương, chân hương, đến công đoạn quấn hương để tạo thành cây hương hoàn thiện.
Nguyên liệu chính để làm hương trầm là rễ cây hương bài, có mùi thơm dịu, có nhiều ở vùng núi xứ nghệ. Sau khi lấy về, người ta đem rửa sạch, phơi khô, rồi nghiền nát thành bột mịn để làm trộn bột hương. Ngoài rễ cây hương bài, nguyên liệu làm hương trầm còn có các loại hoa hồi thảo quả, quế chi, trầm xô, bã mía và một vài vị thảo mộc đặc biệt giữ làm bí quyết riêng, chân hương được làm từ cây nứa trong rừng, khi chọn cần phải lấy những màm nứa mới ra lá như đuôi én, không được non quá cũng không được già quá. Sau khi lấy về sẽ ngâm nước khoảng 2 tháng rồi phơi khô và chẻ nhỏ để tạo thành chân hương.
Được công nhận làng nghề hương trầm vào năm 2019, mỗi năm nghề này mang lại doanh thu trên dưới 15 tỷ đồng, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động, thu nhập 150.000- 200.000 đ/người/ngày.
Quy trình làm ra sản phẩm hương trầm
Toàn Huyện Quỳ Châu có 7 làng nghề thuộc 5 xã, thị trấn sản xuất hương trầm, trong đó riêng Thị Trấn Tân Lạc có 3 làng nghề, 2 làng có nghề sản xuất hương trầm với 98 hộ, bình quân mỗi năm cung cấp hàng triệu cây hương ra thị trường. Để giám chi phí và giá thành hiện nay, một số cơ sở sản xuất hương trầm lớn đã được đầu tư máy móc hiện đại để nghiền trộn bột hương, cắt giấy quấn hương, đăng ký mã số, mã vạch lên sản phẩm, đa dạng hóa mẫu sản phẩm ( hương thẻ, hương vòng, hương nụ…).
Các sản phẩm đa dạng về mẫu mã của hương trầm
Để làng nghề hương trầm phát triển bền vững , bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng và phát triển thương hiệu, một trong những giải pháp lâu dài cho nghề sản xuất hương trầm Quỳ Châu là phải chủ động được đầu vào bằng quy hoạch và phát triển được vùng nguyên liệu ổn định, nhất là cây rễ hương và các nguyên liệu phụ khác.
Nguyễn Thị Thu- Cán bộ Ban quản lý chương trình PTLNBV GĐ 2016-2020