KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN MIỀN TÂY NGHỆ AN - WESTERN NGHE AN BIOSPHERE RESERVE

LỒNG GHÉP QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ CÁC MỤC TIÊU VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ CÁC KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN Ở VIỆT NAM

Cập nhật ngày 11/5/2020, 16:09:06
Dự án “Lồng ghép quản lý tài nguyên thiên nhiên và các mục tiêu về bảo tồn đa dạng sinh học vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quản lý các khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam” (gọi tắt là Dự án BR) do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ thông qua Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và sẽ được thực hiện trong 05 năm (2019-2024). Trong đó, Cơ quan thực hiện dự án (NIP) là Tổng cục Môi trường và các Cơ quan đồng thực hiện dự án (CIP) là Ban quản lý các Khu dự trữ sinh quyển (KDTSQ) Đồng Nai, Cù Lao Chàm - Hội An và Tây Nghệ An.

Mục tiêu chung của dự án: 

Quản lý tổng hợp tài nguyên thiên nhiên và các mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học được lồng ghép hiệu quả vào các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh địa bàn thực hiện dự án và quản lý các khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể của dự án:

- Xây dựng được khung thể chế và chính sách để tránh, giảm thiểu và bù đắp các tác động tiêu cực đối với đa dạng sinh học, giảm sức ép lên các hệ sinh thái tại các khu dự trữ sinh quyển;

- Xây dựng và triển khai thí điểm Kế hoạch và mô hình quản lý tích hợp với sự tham gia của nhiều ngành và nhiều bên tại ba khu dự trữ sinh quyển để lồng ghép quản lý khu bảo tồn, sử dụng nguồn lực tự nhiên một cách bền vững, và phát triển thân thiện với đa dạng sinh học.

- Nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý tri thức được nâng cao.

 

Các kết quả và hoạt động chính của dự án:

Hợp phần 1: Tăng cường pháp luật, chính sách và năng lực quốc gia để tích hợp quản lý đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên bền vững vào quản lý khu dự trữ sinh quyển

Kết quả 1: Khung pháp lý và thể chế để phòng tránh, giảm thiểu, giảm nhẹ và bồi hoàn các tác động bất lợi lên đa dạng sinh học và giảm áp lực lên các hệ sinh thái trong khu dự trữ sinh quyển được ban hành.

- Đầu ra 1.1: Cơ chế quản lý và điều phối được thiết lập ở cấp quốc gia để hỗ trợ đối thoại, phân luồng thông tin và ra quyết định ở cấp tỉnh và cấp quốc gia nhằm tạo điều kiện cho việc lập quy hoạch và quản lý tổng hợp các khu dự trữ sinh quyển 

- Đầu ra 1.2: Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn được sửa đổi bổ sung nhằm hỗ trợ lập quy hoạch tích hợp và quản lý các khu dự trữ sinh quyển được chấp thuận, xác nhận và thực thi

- Đầu ra 1.3: Pháp luật, hướng dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn và định mức cho việc lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học trong các lĩnh vực/ngành sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong Khu dự trữ sinh quyển được xây dựng và thông qua 

- Đầu ra 1.4: Chiến lược nhân rộng được triển khai và phát triển nhằm tạo thuận lợi cho việc mở rộng mô hình quản lý tổng hợp khu dự trữ sinh quyển ở các địa điểm khác

Hợp phần 2: Sử dụng bền vững tài nguyên, quản lý khu bảo tồn và các hoạt động phát triển thân thiện với đa dạng sinh học được lồng ghép vào việc quản lý ba khu dự trữ sinh quyển tham gia Dự án

Kết quả 2: Sử dụng tài nguyên bền vững, quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và các biện pháp phát triển thân thiện với đa dạng sinh học được lồng ghép vào việc quản lý 3 khu dự trữ sinh quyển tham gia dự án

- Đầu ra 2.1: Cơ chế phối hợp đa bên và liên ngành ở cấp khu dự trữ sinh quyển nhằm hỗ trợ lập kế hoạch và quản lý tổng hợp được thiết lập và vận hành

- Đầu ra 2.2: Bảo tồn đa dạng sinh học tích hợp và lập kế hoạch quản lý khu dự trữ sinh quyển kết hợp với quy hoạch phát triển kinh tế  của ngành và tỉnh 

- Đầu ra 2.3: Cải thiện hiệu quả quản lý của sáu khu bảo tồn  

- Đầu ra 2.4: Các khu vực dành riêng có giá trị cao, các hệ sinh thái ven biển và biển được bảo tồn và quản lý để sử dụng không cạn kiệt nhằm tăng cường tính kết nối và bảo tồn đa dạng sinh học 

- Đầu ra 2.5: Phục hồi rừng bị suy thoái nhằm cải thiện tính kết nối và đa dạng sinh học

- Đầu ra 2.6: Các hoạt động sinh kế bền vững được cộng đồng trong vùng đệm của Khu dự trữ sinh quyển thực hiện để giảm áp lực lên đa dạng sinh học và các chức năng của hệ sinh thái

- Đầu ra 2.7: Du lịch có trách nhiệm được phát triển và quảng bá

Hợp phần 3: Quản lý tri thức, lồng ghép giới và giám sát và đánh giá dự án.

Kết quả 3: Quản lý tri thức và giám sát, đánh giá góp phần đem lại lợi ích bình đẳng giới và nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học

- Đầu ra 3.1: Các chiến lược quản lý và truyền thông, lồng ghép giới và giám sát và đánh giá về giới được xây dựng và triển khai

- Đầu ra 3.2: Hệ thống quản lý thông tin được hài hòa hóa đi vào hoạt động tại khu dự trữ sinh quyển

- Đầu ra 3.3: Quản lý tri thức góp phần vào việc sửa đổi chính sách và mở rộng những cách tiếp cận tổng hợp đối với khu dự trữ sinh quyển

Tại Nghệ An, Dự án đang triển khai các hoạt động đánh giá tài nguyên tài nguyên thiên nhiên và quan trắc đa dạng sinh học tại khu Dự trữ sinh quyển.

                                                                                                                                                             Nguyễn Huy Ninh- Dự án FCPF2