KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN MIỀN TÂY NGHỆ AN - WESTERN NGHE AN BIOSPHERE RESERVE

HỌP ĐÁNH GIÁ CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN VAY CUỐI DỰ ÁN

Thực hiện quy định của nhà tài trợ, UNDP- GEF SGP, ngày 16/5/2024 Dự án: Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ cây Chè hoa vàng, cây Lùng, cây Mét và cây Bon bo nhằm giảm áp lực lên đa dạng sinh học (ĐDSH) và chức năng hệ sinh thái rừng tại các xã vùng đệm Đồng Văn, Thông Thụ, khu bảo tồn thiên nhiên  Pù Hoạt, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An đã tiến hành làm việc xem xét đánh giá cơ chế quản lý vốn vay cuối dự án.
Tham dự cuộc làm việc có đại diện BĐH, NCG và Ban quản lý vốn vay phát triển sinh kế dự án tại 2 xã Đồng Văn, Thông Thụ, huyện Quế Phong.
Vốn vay của dự án được hình thành từ nguồn vốn Viện trợ của Dự án VNM/UNDP/2021/05. Mục đích của tạo lập quỹ vốn vay để cho các hộ gia đình trên địa bàn tham gia dự án vay phục vụ phát triển các sinh kế của dự án về cây Lùng, cây Chè hoa vàng, cây Bon bo trên địa bàn 8 thôn bản thực hiện dự án VNM/UNDP/2021/05 tại 2 xã Đồng Văn, Thông Thụ. Đồng thời Quỹ tạo nguồn vốn lâu dài cho địa phương phát triển sinh kế Dự án bền vững sau khi dự án kết thúc thông qua BQL vốn vay - Quỹ Vay vốn quay vòng địa phương- Hội LHPN xã.  
BĐH dự án đã tham mưu và phối hợp với UBND 2 xã Đồng Văn Thông Thụ : Thành lập Quỹ vay vốn quay vòng phát triển sinh kế dự án, Thành lập Quỹ và BQL Quỹ. Theo đó UBND xã Đồng Văn đã ban hành các Quyết định số 94/QĐ- UBND ngày 11/7/2022 về việc thành lập Quỹ, Quyết định số 94b/QĐ- UBND ngày 11/7/2022 về việc thành lập BQL Quỹ và cơ chế quản lý quỹ. UBND xã Thông Thụ đã ban hành các Quyết định số 84/QĐ- UBND ngày 6/6/2022 về việc thành lập Quỹ, Quyết định số 85/QĐ- UBND ngày 6/6/2022 về việc thành lập BQL Quỹ và cơ chế quản lý quỹ.
BĐH dự án đã phối hợp với Dự án BR, Chương trình UNDP- GEF SGP để các cán bộ chủ chốt UBND và Hội LHPN 2 xã Đồng Văn, Thông Thụ tham gia tập huấn về Quỹ với sự giới thiệu tư vấn của Tư vấn độc lập.
Tại cuộc họp sơ kết 01 năm thực hiện dự án, theo phản ánh và đề xuất của 2 Quỹ, để thuận lợi cho quả trình quản lý vốn vay, thu lãi của BQL Quỹ, BĐH dự án đã có văn bản số 36/CV- TTr ngày 20/3/2023 đề xuất điều chỉnh phương thức giải ngân, bàn giao tiếp nhận nguồn vốn Quỹ vay vốn. Tách nguồn vốn vay riêng ra để cho BQL quỹ 2 xã chủ động và thuận lợi trong tiếp cận nguồn vốn Quỹ để quản lý, cho vay và đã được Chương trình UNDP- GEF SGP đồng thuận, phê duyệt.
Theo tiến độ cấp vốn của Chương trình, BĐH dự án đã Bàn giao quỹ đợt 1 cho 2 xã Đồng Văn, Thông Thụ 300 triệu đồng ( Đồng Văn 200 triệu, Thông thụ 100 triệu) vào ngày 1/10/2023. Ngay sau cuộc họp hôm nay BĐH dự án bàn giao tiếp đợt 2 nguồn kinh phí còn về Quỹ theo phê duyệt dự trù kinh phí quý 2/2024 của Chương trình.
Từ tháng 10 năm 2023 đến nay BĐH củng đã thường xuyên nhắc nhở, chỉ đạo 2 BQL quỹ căn cứ tiêu chí chọn hộ, lựa chọn được 30 hộ cho vay ( Đồng Văn 20 hộ, Thông Thụ 10 hộ) theo mức vay 10 triệu đồng/ hộ với lãi suất,thời hạn thu lãi, mức lại theo Quy chế quản lý vốn vay của  BQL Quỹ 2 xã.
Những công việc tiếp theo của Dự án : BĐH bàn giao kinh phí hỗ trợ quỹ đợt 2 cho BQL quỹ 2 xã. Bàn giao quyền sở hữu vốn vay về địa phương theo quy định của dự án trước khi dự án kết thúc.  Ban quản lý quỹ 2 xã tiếp tục giải ngân nguồn vốn đợt 2, chỉ đạo các hộ thực hiện dự án theo quy chế quản lý của quỹ 2 xã.      
Nhất trí cao với báo cáo của BĐH, các đại biểu tham dự nhận thấy: Việc thực hiện quỹ vay vốn quay vòng phát triển sinh kế dự án trong thời gian qua đã đáp ứng và góp phần thực hiện mục tiêu trước mắt của Dự án là giúp cho các hộ gia đình trên địa bàn tham gia dự án vay phục vụ phát triển các sinh kế của dự án về cây Lùng, cây Chè hoa vàng, cây Bon bo trên địa bàn 8 thôn bản thực hiện dự án VNM/UNDP/2021/05 tại 2 xã Đồng Văn, Thông Thụ. Về lâu dài Quỹ tạo nguồn vốn lâu dài cho địa phương phát triển sinh kế Dự án bền vững sau khi dự án kết thúc thông qua BQL vốn vay - Hội LHPN xã. 
Các hộ gia đình vay vốn đã phát huy có hiệu quả của vốn vay, sử dụng vốn vay đúng  mục đích,SXKD có hiệu quả, nộp lãi vay theo quy định. 
BQL quỹ 2 xã hoạt động nề nếp, có hiệu quả, quản lý, sử dụng lãi suất theo quy chế.
Về kinh nghiệm triển khai: Hội nghị rút ra các bài học kinh nghiệm là bám sát mục tiêu dự án, nhu cầu vay vốn của người dân địa phương, tăng cường tuyên truyền vận động, khuyến khích người dân mạnh dạn tự chủ vươn lên trong sản xuất để SXKD có hiệu quả, sử dụng hiệu quả vốn vay, nộp lãi đúng thời gian theo quy định. Phát huy vai trò của cộng đồng thôn bản trong bình xét, chọn hộ cho vay.
Ban quản lý vốn vay: Bổ sung, điều chỉnh các thành viên phù hợp theo điều kiện thực tế cán bộ của địa phương.Thực hiện hội họp theo quy chế, phát huy vai trò trách nhiệm, chức trách của từng thành viên. Ghi chép sổ sách quản lý quỹ, vay vốn, thu lãi, thu hồi vốn, thu, chi của Quỹ cụ thể, minh bạch.
Trách nhiệm của BQL vốn vay của Quỹ là thực hiện theo quy chế quản lý Quỹ. Trọng tâm là : Xét duyệt các hộ vay vốn ; thu hồi vốn và lãi suất; Báo cáo cho UBND huyện, xã 1 lần/năm về tình hình thực hiện vốn vay Dự án; Sử dụng lãi suất để tổ chức các cuộc họp BQL vốn và rút kinh nghiệm và xây dựng kế hoạch hoạt động và tổ chức các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật cho cơ chế vay vốn cho hiệu quả.
 

Trưởng BĐH Dự án
Nguyễn Thành Nhâm