KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN MIỀN TÂY NGHỆ AN - WESTERN NGHE AN BIOSPHERE RESERVE

HỘI NGHỊ TỔNG KẾT DỰ ÁN " NHÂN RỘNG MÔ HÌNH SINH KẾ BỀN VỮNG TỪ PHÁT TRIỂN CÂY MÉT THEO CHUỖI GIÁ TRỊ ĐỂ GIẢM ÁP LỰC LÊN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CHỨC NẰNG HỆ SINH THÁI RỪNG TRÊN ĐẠI BÀN HUYỆN

Ngày 7/1/2024, UBND huyện Tương Dương tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án "Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ phát triển cây Mét theo chuỗi giá trị để giảm áp lực lên đa dạng sinh học và chức năng hệ sinh thái rừng tại 5 xã vùng đệm Tam Quang, Tam Hợp, Tam Thái, thị trấn Thạch Giám, huyện Tương Dương thuộc Khu Dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An do Quỹ môi trường toàn cầu Chương trình tài trợ các dự án nhỏ tại Việt Nam(UNDP-GEF/SGP) tài trợ.

Các đại biểu tham dự hội nghị

Chủ trì hội nghị có các Ông: Nguyễn Hữu Hiến - Phó chủ tịch UBND huyện Tương Dương; Bà Nguyễn Thị Thu Huyền - Điều phối viên Chương trình tài trợ các dự án nhỏ; Ông Trần Xuân Hậu - Chủ tịch hội Nông dân Huyện - Trưởng Ban điều hành Dự án.

Dự hội nghị có sự tham gia của Ông Lê Văn Lương - Bí thư Huyện ủy Tương Dương; Ông Nguyễn Hải Âu - Hạt trưởng hạt kiểm lâm Tương Dương; Ông Nguyễn Tiến Hưng - Văn phòng Ban quản lý Khu Dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An; Ông Trịnh Quang Thoại - Chuyên gia đánh giá cuối kỳ Dự án; Ông Nguyễn Thành Nhâm - Giám đốc Công ty Tư vấn phát triển Lâm nghiệp Nghệ An; Bà Đào Thị Minh Châu - Phó Giám đốc Trung tâm Môi trường và Tài nguyên sinh học; Các đại biểu đến từ UBND các xã Tam Quang, Tam Hợp, Tam Đình, Tâm Thái, thị trấn Thạch Giám và người dân hưởng lợi trực tiếp từ Dự án.

Dự án Mô hình sinh kế bền vững từ phát triển cây mét theo chuỗi giá trị để giảm áp lực lên đa dạng sinh học và chức năng hệ sinh thái rừng tại huyện Tương Dương do Quỹ Môi trường toàn cầu, Chương trình các dự án nhỏ tài trợ, kết hợp với các nguồn khác, tổng kinh phí hơn 9,6 tỷ đồng. Dự án thực hiện phục tráng, nhân rộng mô hình trồng mét tại 12 thôn, bản 5 xã của huyện Tương Dương.

Từ tháng 1/2022, với nguồn tài trợ hơn 3 tỷ đồng của Quỹ GEF, huyện Tương Dương đã lồng ghép với các nguồn kinh phí đối ứng khác của địa phương và người dân. Dự án đã giúp phục tráng, nhân rộng mô hình trồng mét, tạo sinh kế bền vững với 687 hộ, hơn 1.800 người dân tham gia. Hội Nông dân huyện Tương Dương đảm nhận vai trò điều hành tổ chức thực hiện Dự án.

Dự án cũng giúp thành lập 12 tổ hợp tác - hợp tác xã, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, tham gia dự thi sản phẩm OCOP từ cây mét. Xây dựng thành công mô hình phát triển sinh kế thông qua trồng mới 38,3 ha với 63 hộ tham gia, phục tráng 944 ha rừng mét đã suy thoái với 578 hộ tham gia. Thành lập quỹ vay vốn quay vòng phát triển sinh kế cho 5 hội nông dân cấp xã với số tiền là 839 triệu đồng, giá trị thu nhập của các hộ tham gia mô hình phục tráng cây mét tăng thêm 25,1% so với trước khi thực hiện dự án.

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện dự án. Các hoạt động, mục tiêu của Dự án cơ bản đã hoàn thành, đem lại hiệu quả và thu nhập đến người dân hưởng lợi trực tiếp đến dự án.

Nguyễn Thị Thu - VP BQL Khu DTSQ miền Tây Nghệ An