KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN MIỀN TÂY NGHỆ AN - WESTERN NGHE AN BIOSPHERE RESERVE

Đa dạng sinh học các loài chim tại Khu BTTN Pù Huống

Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống là khu vực có tính đa dạng sinh học cao với sự đa dạng của các hệ sinh thái tự nhiên cũng như thành phần loài động vật. Đối với các loài chim, một số nghiên cứu đã được thực hiện tại khu bảo tồn mà điển hình trong số đó là nghiên cứu của Hoàng Ngọc Thao và Nguyễn Cử năm 2009, Vũ Tiến Thịnh và cộng sự năm 2010. Tuy nhiên, để phục vụ công tác quản lý, bảo tồn thì việc cập nhật thành phần loài chim là rất cần thiết, đặc biệt là với những loài nguy cấp, quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng tại khu vực. Đối với các loài này, cần xác định được đặc điểm hiện trạng, phân bố cũng như những mối đe dọa chủ yếu đến loài, từ đó các giải pháp bảo tồn và phát triển các loài chim quý hiếm sẽ được đề xuất và thực hiện.
Bài viết dưới đây sẽ cho chúng ta những thông tin cập nhật mới nhất về thành phần loài và tình trạng phân bố của các loài tại Khu BTTN Pù Huống:

1. Thành phần loài chim tại Khu BTTN Pù Huống
Kết quả điều tra 6 tuyến trên 36 km tại Khu BTTN Pù Huống; phỏng vấn 54 hộ dân vùng đệm; lập 12 ô tiêu chuẩn, đặt 13 bẫy ảnh, 12 điểm đặt máy ghi âm, lưới mờ. Kết quả điều tra và kế thừa các nghiên cứu trước đây đã ghi nhận tổng số 273 loài chim, thuộc 60 họ, 17 bộ tại Khu BTTN Pù Huống đã được xác định. Kết quả này đã bổ sung 08 loài chim lần đầu ghi nhận tại Khu bảo tồn.

TT

Tên phổ thông

Tên khoa học

Nguồn thông tin

 

 

 

I. BỘ GÀ

I. GALLIFORMES

 

 

 

1. Họ Trĩ

1. Phasianidae

 

 

1

Đa đa, gà gô

Francolinus pintadeanus (Scopoli, 1786)

TL,PV

 

2

Cay trung quốc

Excalfoctoria chinensis Linnaeus, 1766

TL,PV

 

3

Gà so họng hung

Arborophila rufogularis (Blyth, 1850)

TL,NT,MV

 

4

Gà so họng trắng

Arborophila brunneopectus (Blyth, 1855)

TL,NT

 

5

Gà so ngực gụ

Arborphila charltonii (Eyton, 1854)

TL

 

6

Gà so

Bambusicola fytchii Anderson, 1871

TL,QS

 

7

Gà rừng

Gallus gallus (Linnaeus, 1758)

TL,NT,QS,BA

 

8

Gà lôi trắng

Lophura nycthemera (Linnaeus, 1758)

TL,QS,MV, BA

 

9

Gà tiền mặt vàng

Polyplectron bicalcaratum Linnaeus, 1758

TL,PV,MV,BA

 

10

Trĩ sao

Rheinardia ocellata (Elliot, 1871)

TL,PV

 

11

Công

Pavo muticus Linnaeus, 1766

TL

 

 

II. BỘ CÚ MUỖI

II. CAPRIMULGIFORMES

 

 

 

2. Họ Cú muỗi

2. Caprimulgidae

 

 

12

Cú muỗi đuôi dài

Caprimulgus macrurus (Horsfield, 1821)

TL

 

 

III. BỘ CU CU

III. CUCULIFORMES

 

 

 

3. Họ Cu cu

3. Cuculidae

 

 

13

Khát nước

Clamator coromandus (Linnaeus, 1766)

TL,NT

 

14

Chèo chẹo lớn

Cuculus sparverioides (Vigors, 1832)

TL,QS

 

15

Bắt cô trói cột

Cuculus sparverioides (Vigors, 1832)

TL,NT

 

16

Tìm vịt xanh

Chrysococcyx maculatus (Gmelin, 1788)

TL,QS

 

17

Tìm vịt

Cacomantis merulinus (Scopoli, 1786)

TL,QS

 

18

Cu cu đen

Surniculus lugubris (Horsfield, 1821)

TL,QS

 

19

Tu hú

Centropus sinensis (Stephens, 1815)

TL,PV

 

20

Phướn

Rhopodytes tristris (Lesson, 1830)

TL,QS

 

21

Bìm bịp lớn

Centropus sinensis (Stephens, 1815)

TL,QS

 

22

Bìm bịp nhỏ

Centropus bengalensis (Gmelin, 1788)

TL,QS

 

 

IV. BỘ YẾN

IV. APODIFORMES

 

 

 

4. Họ Yến

4. Apodidae

 

 

23

Yến cằm trắng

Apus nipalensis (Hodgson, 1837)

TL,

 

24

Yến núi

Aerodramus brevirostris (Horsfield, 1840)

TL

 

25

Yến cọ

Cypsiurus balasiensis (Gray,JE, 1829)

TL

 

 

5. Họ Yến mào

5. Hemiprocnidae

 

 

26

Yến mào

Hemiprocne coronata (Tickell, 1833)

TL

 

 

V. BỘ BỒ CÂU

V. COLUMBIFORMES

 

 

 

6. Họ Bồ câu

6. Columbidae

 

 

27

Gầm ghì đá

Columba livia (Gmelin, 1789)

TL

 

28

Cu sen

Streptopelia orientalis (Latham, 1790)

TL,QS

 

29

Cu gáy

Streptopelia chinensis(Scopoli, 1768)

TL,QS

 

30

Cu ngói

Streptopelia tranquebarica (Hermann, 1804)

TL,QS

 

31

Gầm ghì vằn

Macropygia unchall (Wagler, 1827)

TL,NT

 

32

Cu luồng

Chalcophaps indica (Linnaeus, 1758)

TL,NT

 

33

Cu xanh mỏ quặp

Treron curvirostra (Gmelin, 1789)

TL,QS

 

34

Cu xanh sáo

Treron sphenurus (Vigors, 1832)

TL

 

35

Gầm ghì lưng xanh

Ducula aenea (Linnaeus, 1766)

TL

 

36

Gầm ghì lưng nâu

Ducula badia (Raffles, 1822)

TL

 

 

VI. BỘ SẾU

VI. GRUIFORMES

 

 

 

7. Họ Gà nước

7. Rallidae

 

 

37

Gà nước vằn

Gallirallus striatus (Linnaeus, 1766)

TL,PV

 

38

Cuốc chân đỏ

Zapornia akool (Sykes, 1832)

TL

 

39

Cuốc ngực trắng

Amaurornis phoenicurus (Pennant, 1769)

TL,QS

 

 

VII. BỘ RẼ

VII. CHARADRIFORMES

 

 

 

8. Họ Cun cút

8. Turnicidae

 

 

40

Cun cút lưng nâu

Turnix suscitator (Gmelin, 1789)

TL,QS

 

41

Cun cút lưng hung

Turnix tanki (Blyth, 1843)

TL

 

 

9. Họ Rẽ

9.Scolopacidae

 

 

42

Rẽ gà

Scolopax rusticola (Linnaeus, 1758)

TL

 

 

10. Họ choi choi

10. Charadriidae

 

 

43

Te cựa

Vanellus duvaucelii (Lesson, 1826)

TL

 

44

Choi choi nhỏ

Charadrius dubius (Scopoli, 1786)

TL

 

 

VIII. BỘ BỒ NÔNG

VIII. PELECANIFORMES

 

 

 

11. Họ Diệc

11. Ardeidae

 

 

45

Diệc xám

Ardea cinerea (Linnaeus, 1758)

TL,QS

 

46

Cò lửa

Ixobrychus cinnamomeus (Gmelin, 1789)

TL,QS

 

47

Cò bợ

Ardeola bacchus (Bonaparte, 1855)

TL,QS

 

48

Cò trắng

Egretta garzetta (Linnaeus, 1766)

TL,QS

 

49

Cò xanh

Butorides striata (Linnaeus, 1758)

TL

 

50

Cò hương

 Ixobrychus flavicollis (Latham, 1790)

TL

 

51

Cò lửa lùn, Cò lùn xám

Ixobrychus sinensis (J. F. Gmelin, 1789)

TL,QS

 

 

IX. BỘ ƯNG

IX. ACCIPITRIFORMES

 

 

 

12. Họ Ưng

12. Accipitridae

 

 

52

Diều mào

Aviceda leuphotes (Dumont, 1820)

TL

 

53

Diều trắng

Elanus caeruleus (Desfontaines, 1789)

TL

 

54

Diều hâu

Milvus migrans (Boddaert, 1783)

TL,MV,QS

 

55

Diều hoa miến điện

Spilornis cheela (Latham, 1790)

TL,QS

 

56

Diều ăn ong

Pernis ptilorhynchus (Temminck, 1821)

QS

 

57

Diều ấn độ

Butastur indicus (Gmelin, 1788)

TL,PV

 

58

Ưng ấn độ

Accipiter trivirgatus (Temminck, 1824)

TL

 

59

Ưng nhật bản

Accipiter gularis (Temminck & Schlegel, 1844)

TL

 

60

Ưng mày trắng

Accipiter nisus (Linnaeus, 1758)

TL

 

61

Đại bàng mã lai

Ictinaetus malayensis (Temminck, 1822)

TL

 

62

Đại bàng bụng hung

Lophotriorchis kienerii (Geoffroy Saint-Hilaire, 1835)

TL

 

63

Diều núi

Nisaetus nipalensis (Hodgson, 1836)

TL,QS

 

 

X. BỘ CÚ

X. STRIGIFORMES

 

 

 

13. Họ Cú mèo

13. Strigidae

 

 

64

Cú mèo latuso

Otus spilocephalus (Blyth, 1846)

TL

 

65

Cú mèo khoang cổ

Otus bakkamoena (Hodgson, 1836)

TL,QS

 

66

Dù dì phương đông

Ketupa zeylonensis (Gmelin, 1788)

TL,PV

 

67

Strix leptogrammica (Temminck, 1831)

TL

 

68

Cú vọ mặt trắng

Glaucidium brodiei (Burton, 1836)

TL

 

69

Cú vọ

Glaucidium cuculoides (Vigors, 1831)

TL,MV

 

70

Cú vọ lưng nâu

Glaucidium cuculoides (Vigors, 1831)

TL

 

 

XI. BỘ NUỐC

XI. TROGONIFORMES

 

 

 

14. Họ Nuốc

14. Trogonidae

 

 

71

Nuốc bụng đỏ

Harpactes erythrocephalus (Gould, 1834)

TL,QS

 

 

XII. BỘ HỒNG HOÀNG

XII. BUCEROTIFORMES

 

 

 

15. Họ Đầu rìu

15. Upupidae

 

 

72

Đầu rìu

Upupa epops (Linnaeus, 1758)

TL,QS

 

 

16. Họ Hồng hoàng

16. Bucerotidae

 

 

73

Hồng hoàng

Buceros bicornis (Linnaeus, 1758)

TL,PV

 

74

Niệc mỏ vằn

Rhyticeros undulatus (Shaw, 1811)

TL,PV

 

75

Niệc nâu

Anorrhinus tickelli (Blyth, 1855)

TL,PV

 

76

Cao cát bụng trắng

Anthracoceros albirostris (Shaw & Nodder, 1807)

TL,PV

 

 

XIII. BỘ SẢ

XIII. CORACIIFORMES

 

 

 

17. Họ Sả rừng

17. Coraciidae

 

 

77

Yểng quạ

Eurystomus orientalis (Linnaeus, 1766)

TL,QS

 

 

18. Họ Bói cá

18. Alcedinidae

 

 

78

Sả đầu đen

Halcyon pileata (Boddaert, 1783)

TL

 

79

Sả đầu nâu

Halcyon smyrnensis (Linnaeus, 1758)

TL

 

80

Sả hung

Halcyon coromanda (Latham, 1790)

TL,QS

 

81

Bói cá lớn

Megaceryle lugubris (Temminck, 1834)

TL,QS

 

82

Bồng chanh rừng

Alcedo hercules (Laubmann, 1917)

TL

 

83

Bồng chanh

Alcedo atthis(Linnaeus, 1758)

TL,QS

 

84

Bồng chanh tai xanh

Alcedo meninting (Horsfield, 1821)

TL

 

85

Bồng chanh đỏ

Ceyx erithaca (Linnaeus, 1758)

TL

 

 

19. Họ Trảu

19. Meropidae

 

 

86

Trảu lớn

Nyctyornis athertoni (Jardine & Selby, 1830)

TL

 

87

Trảu họng xanh

Merops viridis (Linnaeus, 1758)

TL,QS

 

 

XIV. BỘ GÕ KIẾN

XIV. PICIFORMES

 

 

 

20. Họ Cu rốc

20. Ramphastidae

 

 

88

Cu rốc lớn

Psilopogon virens (Boddaert, 1783)

TL,NT

 

89

Cu rốc đầu đen

Megalaima australis (Horsfield, 1821)

TL,QS,NT

 

90

Cu rốc tai đen

Psilopogon incognitus (Hume, 1874)

TL,QS,NT

 

91

Cu rốc đầu đỏ

Psilopogon asiaticus (Latham, 1790)

TL,QS,NT

 

92

Thầy chùa đít đỏ

Megalaima lagrandieri (Verreaux, 1868)

TL,QS,NT

 

93

Thầy chùa đầu xám

Megalaima faiotricta (Temminck, 1831)

TL,QS,NT

 

 

21. Họ Gõ kiến

21. Picidae

 

 

94

Gõ kiến nâu cổ đỏ

Blythipicus pyrrhotis  (Hodgson, 1837)

TL,QS

 

95

Gõ kiến nâu

Celeus brachyurus (Vieillot, 1818)

TL

 

96

Gõ kiến vàng nhỏ

Dendrocopos atratus (Blyth, 1849)

TL,QS

 

97

Gõ kiến vàng lớn

Chrysocolaptes luciduc (Scopoli, 1786)

TL,QS

 

98

Gõ kiến xanh gáy vàng

Picus flavinucha (Gould, 1834)

TL,QS

 

99

Gõ kiến xanh cánh đỏ

Picus chlorolophus (Vieillot, 1818)

TL,QS

 

100

Gõ kiến lùn mày trắng

Sasia ochracea (Hodgson, 1836)

TL,L,QS

 

101

Gõ kiến nhỏ đầu xám

Dendrocopos canicapillus (Blyth, 1845)

TL

 

102

Gõ kiến nhỏ ngực đốm

Dendrocopos atratus (Blyth, 1849)

TL

 

103

Gõ kiến xanh bụng vàng

Picus vittatus (Vieillot, 1818)

TL

 

104

Gõ kiến xanh cổ đỏ

Picus rabieri (Oustalet, 1898)

TL

 

105

Gõ kiến nâu đỏ

Gecinulus grantia (McClelland, 1840)

TL,QS

 

 

XV. BỘ CẮT

XV. FALCONIFORMES

 

 

 

22. Họ Cắt

22.  Falconidae

 

 

106

Cắt lưng hung

Falco tinnunculus (Linnaeus, 1758)

TL,QS

 

107

Cắt bụng hung

Falco severus (Horsfield, 1821)

TL

 

108

Cắt nhỏ bụng trắng

Microhierax melanoleucos (Blyth, 1843)

TL

 

 

XVI. BỘ VẸT

XVI. PSITTACIFORMES

 

 

 

23. Họ Vẹt

23. Psittacidae

 

 

109

Vẹt ngực đỏ

Psittacula alexandri (Linnaeus, 1758)

TL,PV

 

 

XVII. BỘ SẺ

XVII. PASSERIFORMES

 

 

 

24. Họ mỏ rộng

24. Eurylaimidae

 

 

110

Mỏ rộng hung

Serilophus lunatus (Gould, 1834)

TL

 

111

Mỏ rộng xanh

Psarisomus dalhousiae (Jameson, 1835)

TL,QS

 

 

25. Họ Đuôi cụt

25. Pittidae

 

 

112

Đuôi cụt đầu xám

Pitta soror (Wardlaw-Ramsay, 1881)

TL

 

113

Đuôi cụt bụng vằn

Hydrornis elliotii (Oustalet, 1874)

TL,BA

 

 

26. Họ Nhạn rừng

26. Artamidae

 

 

114

Nhạn rừng

Artamus fuscus (Vieillot, 1817)

TL,QS

 

 

27. Họ Chim nghệ

27. Aegithinidea

 

 

115

Chim nghệ ngực vàng

Aegithina tiphia (Linnaeus, 1758)

QS

 

116

Chim nghệ lớn

Aegithina lafresnayei (Hartlaub, 1844)

TL,QS

 

 

28. Họ Phường chèo

28. Campephagidae

 

 

117

Phường chèo xám lớn

Coracina macei (Lesson, 1830)

TL

 

118

Phường chèo xám nhỏ

Coracina polioptera (Sharpe, 1879

TL

 

119

Phường chèo xám

Coracina melaschistos (Hodgson, 1836)

TL,QS

 

120

Phường chèo đỏ lớn

Pericrocotus flammeus (Forster, 1781)

TL,QS

 

121

Phường chèo đen

Hemipus picatus (Sykes, 1832)

TL,QS

 

122

Phường chèo nhỏ

Pericrocotus cinnamomeus (Linnaeus, 1766)

TL,QS

 

123

Phường chèo nâu

Tephrodornis gularis (Raffles, 1822)

TL

 

 

29. Họ Bách thanh

29. Lanidae

 

 

124

Bách thanh mày trắng

Lanius cristatus (Linnaeus, 1758)

TL,QS

 

125

Bách thanh vằn

Lanius tigrinus (Drapiez, 1828)

TL,QS

 

126

Bách thanh nhỏ

Lanius collurioides (Lesson, 1834)

TL,QS

 

127

Bách thanh đầu đen (đuôi dài)

Lanius schach (Linnaeus, 1758)

TL,QS

 

 

30. Họ Vàng anh

30. Oriolidae

 

 

128

Vàng anh trung quốc

Oriolus chinensis (Linnaeus, 1766)

TL,PV

 

129

Tử anh

Oriolus traillii (Vigors, 1832)

TL

 

 

31. Họ Chèo bẻo

31. Dicruridae

 

 

130

Chèo bẻo bờm

Dicrurus hottentottus (Linnaeus, 1766)

TL,QS

 

131

Chèo bẻo

Dicrurus macrocercus (Vieillot, 1817)

TL,QS

 

132

Chèo bẻo xám

Dicrurus leucophaeus Vieillot, 1817

TL,QS

 

133

Chèo bẻo mỏ quạ

Dicrurus annectans (Hodgson, 1836)

TL,QS

 

134

Chèo bẻo cờ đuôi chẻ

Dicrurus paradiseus (Linnaeus, 1766)

TL,QS

 

135

Chèo bẻo rừng

Dicrurus aeneus (Vieillot, 1817)

TL,QS

 

136

Chèo bèo cờ đuôi bằng

Dicrurus remifer (Temminck, 1823)

TL,QS

 

 

32. Họ Rẻ quạt

32. Rhipiduridae

 

 

137

Rẻ quạt họng trắng

Rhipidura albicollis (Vieillot, 1818)

QS

 

 

33. Họ Thiên đường

33. Monarchidae

 

 

138

Thiên đường đuôi phướn

Terpsiphone paradisi (Linnaeus, 1758)

TL,QS

 

139

Đớp ruồi xanh gáy đen

Hypothymis azurea (Boddaert, 1783)

TL,QS, L

 

 

34. Họ Quạ

34. Corvidae

 

 

140

Chim khách

Crypsirina temia (Daudin, 1800)

TL,NT

 

141

Chim khách đuôi cờ

Temnurus temnurus (Temmick, 1825)

TL,QS

 

142

Choàng choạc xám

Dendrocitta formosae (Swinhoe, 1863)

TL,NT

 

143

Giẻ cùi

Urocissa erythrorhyncha (Boddaert, 1783)

TL,QS

 

144

Giẻ cùi xanh

Cissa chinensis (Boddaert, 1783)

TL

 

145

Quạ đen

Corvus macrorhynchos (Wagle, 1827)

TL,NT

 

146

Giẻ cùi vàng

Urocissa whiteheadi (Ogilvie-Grant, 1899)

TL

 

147

Quạ khoang

Corvus torquatus (Lesson, 1831)

TL,PV

 

148

Ác là

Pica pica (Linnaeus, 1758)

TL,PV

 

 

35. Họ Bạc má

35. Paridae

 

 

149

Bạc má

Parus major (Linnaeus, 1758)

TL,QS

 

150

Chim mào vàng

Melanochlora sultanea (Hodgson, 1837)

TL,QS

 

 

36. Họ Sơn ca

36. Alaudidae

 

 

151

Sơn ca

Alauda gulgula (Franklin, 1831)

TL,QS

 

152

Sơn ca thái lan

Mirafra assamica (Horsfield, 1840)

TL

 

 

37. Họ Chào mào

37. Pycnonotidae

 

 

153

Bông lau tai trắng

Pycnonotus aurigaster (Vieillot, 1818)

TL,QS

 

154

Bông lau họng vạch

Pycnonotus finlaysoni (Strickland, 1844)

QS,L

 

155

Bông lau trung quốc

Pycnonotus sinensis (Gmelin, 1789)

TL,QS

 

156

Cành cạch đen

Hypsipetes leucocephalus (Gmelin, 1789)

TL,QS

 

157

Cành cạch lớn

Alophoixus pallidus (Swinhoe, 1870)

TL,QS

 

158

Cành cạch nhỏ

Iole propinqua (Oustalet, 1903)

TL,QS

 

159

Cành cạch bụng hung

Alophoixus ochraceus (Moore, 1854)

TL,QS

 

160

Chào mào

Pycnonotus finlaysoni (Linnaeus, 1758)

TL,QS

 

161

Chào mào vàng đầu đen

Pycnonotus atriceps (Temminck, 1822)

TL,QS

 

162

Chào mào vàng mào đen

Pycnonotus melanicterus (Gmelin, 1789)

TL,QS

 

 

38. Họ Nhạn

38. Hirundinidae

 

 

163

Nhạn bụng xám

Cecropis daurica (Laxmann, 1769)

TL,QS

 

164

Nhạn bụng trắng

Hirundo rustica (Linnaeus, 1758)

TL,QS

 

165

Nhạn bụng vằn

Cecropis striolata (Boie, 1826)

TL

 

 

39. Họ Chích đớp ruồi

39. Cettiidae

 

 

166

Chích đớp ruồi mỏ vàng

Abroscopus superciliarris (Blyth, 1859)

TL,QS

 

167

Chích bụi rậm

Horonis canturians (Kittlitz, 1830)

TL,QS,L

 

 

40. Họ chim chích

40. Sylvidae

 

 

168

Chim chích nâu

Phylloscopus fuscatus (Blyth, 1842)

TL,QS,L

 

169

Chích mỏ rộng

Tickellia hodgsoni (Moore, 1854)

TL

 

170

Chích bụng trắng

Phylloscopus schwarzi (Radde, 1863)

TL,QS

 

171

Chích mày lớn

Phylloscopus inornatus (Blyth, 1842)

TL,QS

 

172

Chích phương bắc

Phylloscopus borealis (Blasius, 1858)

TL,QS

 

173

Chích đớp ruồi mày đen

Seicercus affinis (Hodgson, 1854)

TL,QS

 

174

Chích đớp ruồi đầu hung

Seicercus castaniceps (Hodgson, 1845)

TL,QS

 

 

41. Họ Chích đầm lầy

41. Locustellidae

 

 

175

Chiền chiện lớn

Megalurus palustris (Horsfield, 1821)

TL,QS

 

 

42. Họ Chiền chiện

42. Cisticolidae

 

 

176

Chích bông cánh vàng

Orthotomus atrogularis (Temminck, 1836)

TL,QS

 

177

Chích bông đuôi dài

Orthotomus sutorius (Pennat, 1769)

TL,QS

 

178

Chích bông đầu vàng

Orthotomus cuculatus Temmink, 1836

TL

 

179

Chiền chiện đầu nâu

Prinia rufescens (Blyth, 1847)

TL,QS

 

180

Chiền chiện núi họng trắng

Prinia superciliaris (Moore, 1854)

TL

 

 

43. Họ Khướu mỏ cong

43. Timaliidae

 

 

181

Họa mi đất mỏ dài

Pomatorhinus hypoleucos (Blyth, 1844)

TL,QS

 

182

Họa mi đất ngực luốc

Pomatorhinus ruficollis (Hodgson, 1836)

TL,QS

 

183

Khướu bụi đầu đen

Stachyris nigriceps (Blyth, 1844)

TL,QS,L

 

184

Khướu bụi đốm cổ

Stachyris striolata (MŸller, 1835)

TL,QS

 

185

Khướu bụi đầu đỏ

Cyanoderma ruficeps (Blyth, 1847)

TL,NT

 

186

Khướu bụi trán hung

Cyanoderma ruficep Blyth, 1847

TL

 

187

Khướu bụi bụng trắng

Yuhina zatholeuca (Blyth, 1844)

TL

 

188

Chích chạch má vàng

Macronous gularis (Horsfield, 1822)

TL,QS,NT

 

 

44. Họ Chuối tiêu

44. Pelloneidae

 

 

189

Chuối tiêu đất

Pellorneum ticklli (Blyth, 1859)

TL,QS,NT,L

 

190

Chuối tiêu đuôi ngắn

Malacopteron cinereum (Eyton, 1839)

TL

 

191

Chuối tiêu ngực đốm

Pellorneum ruficeps (Swainson, 1832)

TL,QS

 

192

Chuối tiêu họng đốm

Pellorneum albiventre (Godwin-Austen, 1877)

TL,QS

 

193

Khướu đá hoa

Turdinus crispifrons (Blyth, 1855)

TL,QS

 

194

Khướu đá nhỏ

Napothera epilepidota (Temminck, 1827)

TL,QS

 

195

Khướu mỏ dài

Napothera danjoui (Robinson & Kloss, 1919)

TL

 

 

45. Họ Khướu

45. Leiothrichidae

 

 

196

Bò chao

Garrulax perspicillatus (J.F.Gmelin, 1789)

TL,NT

 

197

Khướu bạc má

Garrulax chinensis (Scopoli, 1786)

TL,NT

 

198

Khướu đầu trắng

Garrulax leucolophus (Hardwicke, 1815)

TL,NT

 

199

Khướu khoang cổ

Garrulax monileger (Hodgson, 1836)

TL

 

200

Khướu xám

Garrulax maesi (Oustalet, 1890)

TL,QS

 

201

Họa mi

Garrulax canorus (Linnaeus, 1758)

TL,PV

 

202

Họa mi nhỏ

Timalia pileata (Horsfield, 1821)

TL

 

 

46. Họ Khướu mỏ dẹt

46. Sylviidae

 

 

203

Lách tách họng vạch

Fulvetta manipurensis (Ogilvie-Grant, 1906)

TL,QS

 

204

Lách tách họng hung

Schoeniparus rufogularis (Mandelli, 1873)

TL,QS

 

205

Lách tách má nâu

Alcippe poioicephala (Jerdon, 1844)

TL,QS

 

206

Lách tách vành mắt

Alcippe peracensis (Sharpe, 1887)

TL,QS

 

207

Lách tách má xám

Alcippe davidi (Swinhoe, 1863)

TL,QS

 

208

Lách tách mày đen

Alcippe grotei (Dlacour, 1936)

QS,L

 

209

Khướu mỏ dẹt đuôi ngắn

Neosuthora davidiana (Slater, 1897)

TL

 

 

47. Họ Vành khuyên

47. Zosteropidae

 

 

210

Vành khuyên nhật bản

Zosterops japonicus (Temminck & Schlegel, 1847)

TL,QS

 

211

Vành khuyên sườn hung

Zosterops erythropleurus (Swinhoe, 1863)

QS

 

212

Khướu mào bụng trắng

Erpornis zantholeuca (Blyth, 1844)

QS,L

 

 

48. Họ Chim lam

48. Ireniadae

 

 

213

Chim lam

Irena puella (Latham, 1790)

TL

 

 

49. Họ Trèo cây

49. Sittidae

 

 

214

Trèo cây trán đen

Sitta frontalis (Swainson, 1820)

TL,QS

 

215

Trèo cây bụng hung

Sitta castanea (Lesson, 1830)

TL

 

 

50. Họ Sáo

50. Strunidae

 

 

216

Sáo mỏ ngà

Acridotheres cristatellus (Linnaeus, 1758)

TL,QS

 

217

Sáo mỏ vàng

Acridotheres grandis (F.Moore, 1858)

TL,QS

 

218

Sáo đá đuôi hung

Sturnus malabaricus (Gmelin, 1789)

TL

 

219

Sáo sậu đầu trắng

Sturnus burmannicus (Jerdon, 1862)

TL

 

220

Sáo sậu

Sturnus nigricollis (Paykull, 1807)

TL,QS

 

221

Yểng

Gracula religiosa (Linnaeus, 1758)

TL,PV

 

222

Sáo nâu

Acridotheres tristis (Linnaeus, 1766)

TL

 

 

51. Họ Hoét

51. Turdidae

 

 

223

Hoét đá

Monticola solitarius (Linnaeus, 1758)

TL,QS

 

224

Hoét lưng đen

Turdus hortulorum (Sclater, 1863)

TL,QS

 

225

Hoét bụng trắng

Turdus cardis (Temminck, 1831)

TL

 

226

Hoét đen

Turdus mandarinus Bonaparte, 1850

TL,QS

 

 

52. Họ Đớp ruồi

52. Muscicapidae

 

 

227

Đớp ruồi đầu xám

Culicicapa ceylonensis (Swainson, 1820)

TL,QS

 

228

Đớp ruồi hải nam

Cyornis hainanus(Ogilive-Grant, 1900)

TL,QS

 

229

Đớp ruồi xanh xám

Eymyias thalassina (Swainson, 1838)

TL,L

 

230

Đớp ruồi họng vàng

Cyornis tickelliae (Blyth, 1843)

TL

 

231

Đớp ruồi Siberi

Muscicapa sibirica (Gmelin, 1789)

TL,QS

 

232

Đớp ruồi nâu

Muscicapa dauurica (Pallas, 1811)

TL,QS

 

233

Đớp ruồi vàng

Ficedula zanthopygia (Hay, 1845)

TL,QS

 

234

Đớp ruồi họng đỏ

Ficedula strophiata (Hodgson, 1837)

TL

 

235

Đớp ruồi nhật bản

Cyanoptila cyanomelana (Temminck, 1829)

TL,QS

 

236

Đớp ruồi lớn

Niltava grandis (Blyth, 1842)

TL

 

237

Đớp ruồi cằm đen

Niltava davidi (La Touche, 1907)

TL,QS

 

238

Đớp ruồi đuôi trắng

Cyornis concretus (Muller, 1835)

TL,QS

 

239

Chích chòe

Copsychus saularis (Linnaeus, 1758)

TL,QS

 

240

Chích choè lửa

C. malabaricus (Scopoli, 1788)

TL,QS

 

241

Sẻ bụi đầu đen

Saxicola torquatus (Linnaeus, 1766)

TL,QS

 

242

Sẻ bụi xám

Saxicola ferreus (Gray, 1846)

TL,QS

 

243

Chích chòe nước trán trắng

Enicurus schistaceus (Hodgson, 1836)

TL,QS

 

244

Chích choè nước đầu trắng

Enicurus leschenaulti (Vieillot, 1818)

TL

 

245

Oanh cổ trắng

Larvivora sibilans (Swinhoe, 1863)

TL

 

246

Oanh đuôi cụt lưng xanh

Tarsiger cyanurus (Pallas, 1773)

QS,L

 

247

Oanh lưng xanh

Larvivora cyane (Pallas, 1776)

TL,QS,L

 

248

Oanh đuôi trắng

Myiomela leucura (Hodgson, 1845)

TL,QS

 

 

53. Họ Lội suối

53. Cincridae

 

 

249

Lội suối

Cinclus pallasii (Temminck, 1820)

TL

 

 

54. Họ Chim xanh

54. Chloropseidae

 

 

250

Chim xanh nam bộ

Chloropsis cochinchinensis (Gmelin, 1789)

TL,QS

 

251

Chim xanh trán vàng

Chloropsis aurifrons (Temminck, 1829)

TL

 

252

Chim xanh hông vàng

Chloropsis hardwickii (Jardine & Selby, 1830)

TL

 

 

55. Họ Chim sâu

55. Dicaeidae

 

 

253

Chim sâu lưng đỏ

Dicaeum cruentatum (Linnaeus, 1758)

TL,QS

 

254

Chim sâu bụng vạch

Dicaeum chrysorrheum (Temminck & Laugier, 1829)

TL,QS

 

255

Chim sâu vàng lục

Dicaeum concolor (Jerdon, 1840)

TL,QS

 

 

56. Họ Hút mật

56. Nectariniidae

 

 

256

Bắp chuối mỏ dài

Arachnothera longirostra (Latham, 1790)

TL,QS

 

257

Bắp chuối đốm đen

Arachnothera magna (Hodgson, 1837)

TL,QS

 

258

Hút mật họng tím

Cinnyris jugularis (Linnaeus, 1766)

TL,QS

 

259

Hút mật đỏ

Aethopyga siparaja (Raffles, 1822)

TL,QS

 

260

Hút mật bụng hung

Chalcoparia singalensis (Gmelin, 1788)

TL,QS

 

261

Hút mật bụng vạch

Arachnothera hypogrammicum (Mu'ler, 1843)

TL,QS,L

 

262

Hút mật đuôi nhọn

Aethopyga christinae (Swinhoe, 1869)

TL,QS

 

 

57. Họ Sẻ

57. Passeridae

 

 

263

Sẻ

Passer montanus (Linnaeus, 1758)

TL,QS

 

264

Sẻ bụi vàng

Passer flaveolus (Blyth, 1845)

TL,QS

 

265

Sẻ hung

Passer rutilans (Temminck, 1835)

TL,QS

 

 

58. Họ Chim di

58. Estrildidae

 

 

266

Di đá

Lonchura punctulata (Linnaeus, 1758)

TL,QS

 

267

Di cam

Lonchura striata (Linnaeus, 1766)

TL,QS

 

 

59. Họ Chìa vôi

59. Motacillidae

 

 

268

Chìa vôi núi

Motacilla cinerea (Tunstall, 1771)

TL,QS

 

269

Chim manh lớn

Anthus richardi (Vieillot, 1818)

TL,QS

 

270

Chim manh vân nam

Anthus hodgsoni (Richmond, 1907)

TL,QS

 

271

Chìa vôi trắng

Motacilla alba (Linnaeus, 1758)

TL,QS

 

 

60. Họ Sẻ đồng

60. Emberizidae

 

 

272

Sẻ đồng mào

Melophus lathami (Gray, 1831)

TL

 

273

Sẻ đồng ngực vàng

Emberiza aureola (Pallas, 1773)

TL

 

Ghi chú: TL- Kế thừa tài liệu đã công bố; PV: Phỏng vấn; MV: Mẫu vật thu thập được; NT: Nghe thấy tiếng kêu hoặc tiếng hót; QS: Quan sát trực tiếp; L: Ghi nhận qua bẫy lưới; BA: Ghi nhận qua bẫy ảnh.

So với nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này bổ sung thêm 08 loài lần đầu tiên ghi nhận tại Khu BTTN Pù Huống. Các loài này đều được ghi nhận qua những thông tin đáng tin cậy như quan sát trực tiếp tại thực địa hoặc bẫy được bằng lưới mờ, bao gồm: Diều ăn ong (Pernis ptilorhynchus); Chim nghệ ngực vàng (Aegithina tiphia); Rẻ quạt họng trắng (Rhipidura albicollis); Bông lau họng vạch (Pycnonotus finlaysoni); Lách tách mày đen (Alcippe grotei); Vành khuyên sườn hung (Zosterops erythropleurus); Khướu mào bụng trắng (Erpornis zantholeuca); Oanh đuôi cụt lưng xanh (Tarsiger cyanurus).
Trong số các loài chim ghi nhận được, Bộ Sẻ vẫn chiếm ưu thế với 37 họ, 164 loài, chiếm 60% số loài chim của Khu bảo tồn. Tiếp theo là Bộ Gõ kiến với 18 loài, chiếm 6,6% số loài; Bộ Ưng 12 loài (chiếm 4,4%); Bộ Gà 11 loài (chiếm 4,0); Bộ Sả 11 loài (chiếm 4,0); Bộ Bồ câu 10 loài (chiếm 3,7%); các bộ chim còn lại có dưới 10 loài, chiếm tỷ lệ không đáng kể về loài trong khu hệ chim.

STT

Tên bộ chim

Họ

Loài

Tỷ lệ loài/họ

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

1

Bộ Gà

1

1,67

11

4,03

11,0

2

Bộ Cú muỗi

1

1,67

1

0,37

1,0

3

Bộ Cu cu

1

1,67

10

3,66

10,0

4

Bộ Yến

2

3,33

4

1,47

2,0

5

Bộ Bồ câu

1

1,67

10

3,66

10,0

6

Bộ Sếu

1

1,67

3

1,10

3,0

7

Bộ Rẽ

3

5,00

5

1,83

1,7

8

Bộ Bồ nông

1

1,67

7

2,56

7,0

9

Bộ Ưng

1

1,67

12

4,40

12,0

10

Bộ Cú

1

1,67

7

2,56

7,0

11

Bộ Nuốc

1

1,67

1

0,37

1,0

12

Bộ Hồng hoàng

2

3,33

5

1,83

2,5

13

Bộ Sả

3

5,00

11

4,03

3,7

14

Bộ Gõ kiến

2

3,33

18

6,59

9,0

15

Bộ Cắt

1

1,67

3

1,10

3,0

16

Bộ Vẹt

1

1,67

1

0,37

1,0

17

Bộ Sẻ

37

61,67

164

60,07

4,4

Tổng

60

100

273

100

5,3


Xét theo tỷ lệ loài/họ chim, Bộ Ưng có tỷ lệ cao nhất với 12 loài/họ; Bộ Gà với 11 loài/họ; Bộ Cu cu và Bộ Bồ câu đều với 10 loài/họ. Tính trung bình, Khu hệ chim của Khu BTTN Pù Huống có 5,3 loài/họ.
Căn cứ theo danh lục chim Việt Nam mới nhất của Lê Mạnh Hùng năm 2020, số loài chim ghi nhận được tại Khu BTTN Pù Huống chiếm 28,7% số loài chim tại Việt Nam hiện nay. Đây là con số thể hiện rất rõ tính đa dạng của khu hệ chim Khu BTTN Pù Huống, cũng như khẳng định tính đa dạng sinh học cao của Khu bảo tồn.
2. Tình trạng các loài chim quý hiếm tại Khu BTTN Pù Huống
2.1. Danh sách các loài chim quý hiếm tại Khu BTTN Pù Huống
Qua điều tra đã thống kê được tổng số 48 loài chim quý hiếm tại Khu BTTN Pù Huống đã được ghi nhận.
Kết quả này đã bổ sung thêm danh sách các loài chim quý hiếm của Khu BTTN Pù Huống so với nghiên cứu trước đây. Đây là kết quả của việc nhiều loài chim đã được Chính phủ đưa vào danh sách các loài chim quý hiếm cần ưu tiên bảo tồn, nhưng đồng thời cũng thể hiện mức độ đe dọa cao đối với các loài chim nói chung và các loài chim tại Khu BTTN Pù Huống nói riêng bởi những tác động tiêu cực được gia tăng theo thời gian trong khi kích thước quần thể các loài chưa được cải thiện đáng kể, thậm chí tình trạng thu hẹp kích thước quần thể còn diễn ra ở một số loài.
Các loài chim quý hiếm được xác định thuộc 8 bộ, 14 họ; trong đó Bộ Gà, Bộ Ưng, Bộ Cú, Bộ Sẻ chiếm ưu thế. Trong số 48 loài quý hiếm, có 7 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (06 loài cấp VU, 01 loài cấp EN); 12 loài có tên trong Danh lục Đỏ IUCN (01 loài cấp CR; 02 loài cấp EN; 02 loài cấp NT; 07 loài cấp NT); 43 loài có tên trong Nghị định 84/2021/NĐ-CP (7 loài nhóm IB, 36 loài nhóm IIB); 06 loài được liệt kê vào nhóm các loài chim nguy cấp, quý hiếm cần ưu tiên bảo tồn theo quy định tại Nghị định 64/2019/NĐ-CP. Cùng với sự đa dạng về thành phần loài, kết quả này đã thể hiện giá trị bảo tồn rất cao của khu hệ chim Khu BTTN Pù Huống, trong đó có nhiều loài đặc biệt quý hiếm khi có tên trong hầu hết các tài liệu/văn bản thể hiện mức độ quý hiếm của loài như Trĩ sao, Công, Hồng Hoàng, Niệc mỏ vằn, Niệc nâu, Gà tiền mặt vàng.
2.2. Hiện trạng và đặc điểm phân bố của các loài chim quý hiếm tại Khu BTTN Pù Huống
2.2.1. Hiện trạng quần thể các loài chim quý hiếm tại Khu BTTN Pù Huống
Nhìn chung, hiện trạng quần thể các loài chim quý hiếm tại Khu BTTN Pù Huống có sự khác biệt giữa các nhóm loài và giữa các loài. Đây cũng là tình trạng chung của các loài chim quý hiếm ở các khu bảo tồn trên cả nước khi những loài có kích thước lớn, bị khai thác và săn bắt mạnh thường có kích thước quần thể nhỏ hơn các loài còn lại.
          (1) Các loài quý hiếm thuộc Bộ Gà
Các loài chim trong bộ Gà thường có tập tính kiếm ăn trên mặt đất, đồng thời có giá trị về thực phẩm nên thường là đối tượng săn bắt chủ yếu của thợ săn. Do đó các loài trong bộ Gà thường có số lượng cá thể ít đến rất ít. Tại Khu BTTN Pù Huống, có những loài quý hiếm không được ghi nhận ngoài thực địa mà chỉ được thu thập qua thông tin cung cấp của người dân, nổi bật là Trĩ sao và Công. Người dân cho biết hai loài này đã rất lâu không bắt gặp tại Khu bảo tồn hoặc bị người dân săn bắt. Kết quả điều tra này cho thấy Trĩ sao và Công nếu còn tồn tại ở Khu bảo tồn thì số lượng cá thể cũng rất ít, nguy cơ tuyệt chủng tại khu vực là rất cao. Ngoài ra, bộ Gà còn có 2 loài rất quý hiếm với số lượng cá thể cũng rất ít tại Khu bảo tồn là Gà lôi trắng và Gà tiền mặt vàng. Đây là hai loài được người dân bắt gặp thường xuyên hơn nhưng với số lượng cá thể cũng từ 2-4 con/đàn. Với tình trạng săn bắt ráo riết như hiện nay, nguy cơ suy giảm số lượng cá thể vẫn rất đáng lo ngại nếu không có các giải pháp bảo vệ kịp thời.

Gà lôi trắng và Gà tiền mặt vàng được ghi nhận qua bẫy ảnh

Trong danh sách các loài chi quý hiếm thuộc bộ Gà còn có 2 loài khác là Gà so họng hung và Gà so ngực gụ. Đây là hai loài có kích thước nhỏ hơn, khả năng sinh sản tốt hơn, trong khi ít bị khai thác hơn nên kích thước quần thể lớn hơn nhưng vẫn ở mức rất ít thông qua khả năng hiếm gặp ngoài thực địa.
          (2) Các loài thuộc Bộ Ưng, Bộ Cắt
 Các loài thuộc Bộ Ưng, bộ Cắt là các loài chim săn mồi ban ngày điển hình ở Việt Nam. Thông thường các loài chim ăn thịt thường có phạm vi phân bố tương đối rộng, linh hoạt và nhạy cảm với những tác động của con người nên ít bị săn bắt hơn so với nhóm động vật khác. Tuy nhiên, có những loài chim ăn thịt có kích thước lớn rất hiếm khi được bắt gặp bởi người dân địa phương như Đại bàng mã lai, Đại bàng bụng hung có số lượng cá thể rất ít. Với những loài còn lại, mặc dù ít bị săn bắt nhưng trước phong trào chơi chim ăn thịt như hiện tại thì nguy cơ các loài này bị săn bắt là rất dễ xảy ra. Do đó, đây cũng là nhóm loài cần ưu tiên trong công tác bảo vệ và phát triển của Khu bảo tồn.
          (3) Các loài trong Bộ Cú
Ngược lại so với các loài chim trong Bộ Cắt, Bộ Ưng, các loài chim trong Bộ Cú lại là những loài chim ăn thịt ban đêm, phạm vi hoạt động hẹp hơn. Đây là đối tượng rất ít khi bị săn bắt bởi con người nên số lượng cá thể vẫn khá nhiều. Tại Khu BTTN Pù Huống các loài này vẫn thường xuyên được nhìn thấy hoặc bắt gặp bởi người dân địa phương, thậm chí tại những khu vực gần khu dân cư. Vấn đề bảo tồn cần quan tâm với nhóm chim này là bảo tồn được sinh cảnh cư trú của các loài.
          (4) Các loài trong Bộ Hồng hoàng
Có thể nói các loài trong bộ Hồng hoàng mà điển hình là Hồng hoàng, Niệc nâu, Niệc mỏ vằn là những loài chim xếp vào nhóm quý hiếm nhất tại Việt Nam. Đây vừa là các loài chim đòi hỏi những điều kiện sống đặc trưng, vừa là đối tượng săn bắt rất mạnh của thợ săn bởi giá trị kinh tế rất cao. Tại Khu BTTN Pù Huống, thông tin từ người dân cung cấp cho thấy Hồng Hoàng, Niệc nâu, Niệc mỏ vằn rất hiếm gặp, thậm chí đã gặp cách đây hàng chục năm, đặc biệt loài Hồng hoàng có thể đã tuyệt chủng cục bộ tại Khu bảo tồn. Nếu các loài này còn xuất hiến thì kích thước quần thể cũng rất nhỏ. Đối với loài Cao cát bụng trắng, đây là loài có kích thước nhỏ hơn nhưng cũng rất ít khi bắt gặp tại Khu bảo tồn, số lượng cá thể trong tự nhiên cũng rất nhỏ.
Trong Bộ Hồng hoàng còn loài Bồng chanh rừng cũng tương đối quý hiếm khi được Danh lục đỏ IUCN xếp ở mức gần bị đe dọa (NT). Tuy nhiên, đây là loài có kích thước nhỏ, khả năng phát triển số lượng cá thể cao khi không phải là đối tượng săn bắt chủ yếu của thợ săn.
          (5) Các loài trong Bộ Gõ kiến, Bộ Vẹt
Loài Gõ kiến xanh cổ đỏ và Vẹt ngực đỏ cũng là những loài hiếm gặp trong Khu bảo tồn nên kích thước quần thể nhỏ. Đặc biệt với loài Vẹt ngực đỏ - đối tượng cũng bị săn bắt mạnh nên nguy cơ suy giảm số lượng cá thể là rất lớn nếu không có các giải pháp bảo tồn kịp thời trong thời gian tới.
          (6) Các loài trong Bộ Sẻ
Bộ Sẻ bao gồm 13 loài chim quý hiếm được xác định tại Khu BTTN Pù Huống. Trong đó, một số loài chỉ được ghi nhận qua tài liệu đã công bố trước đây cũng như thông tin phỏng vấn từ người dân như Quạ khoang, Ác là. Đây là hai loài rất hiếm gặp tại Khu bảo tồn nên số lượng cá thể chắc chắn cũng rất hạn chế.
Các loài trong họ Khướu thường là những loài chim đẹp, hót hay nên là đối tượng săn bắt mạnh ở nhiều nơi, trong đó tại Khu BTTN Pù Huống cũng không phải là ngoại lệ. Các hình thức bẫy bắt nhóm chim này cũng rất phong phú nhưng chủ yếu là dùng chim mồi. Đây là nhóm loài cũng rất dễ suy giảm số lượng cá thể nếu không kịp thời ngăn chặn những tác động tiêu cực.
Đuôi cụt đầu xám và đuôi cụt bụng vằn là những loài chim rất quý hiếm tại Việt Nam. Đây là các loài chim hầu như rất khó để bắt gặp ngoài thực địa do số lượng cá thể ngoài tự nhiên rất hạn chế. Tại Khu bảo tồn, nhóm nghiên cứu đã ghi nhận loài Đuôi cụt bụng vằn thông qua đặt bẫy ảnh.
Loài Khướu mỏ dài và Sẻ đồng ngực vàng cũng không ghi nhận trực tiếp tại thực địa. Người dân cho biết hai loài này không phải đối tượng săn bắt nhưng cũng tương đối hiếm gặp nên số lượng cá thể của các loài này tại Khu bảo tồn chắc chắn cũng tương đối hạn chế.
2.2.2. Đặc điểm phân bố của các loài chim quý hiếm tại Khu BTTN Pù Huống
Đặc điểm phân bố của các loài chim quý hiếm cũng có những điểm khác biệt liên quan đến đặc điểm sinh thái học và tập tính của các loài. Do đó, trong phạm vi Khu bảo tồn, khoanh vùng khu vực phân bố hoặc xác định những khu vực phân bố tiềm năng của các loài là rất quan trọng để đề xuất và triển khai các hoạt động giám sát, bảo tồn.
Các loài gà phân bố ở nhiều trạng thái rừng khác nhau nhưng sinh cảnh yêu thích là trạng thái rừng hỗn giao gỗ tre nứa hoặc trạng thái rừng có pha lẫn tre nứa, độ cao trung bình thường trên 300m, có thể lên đến hơn 1000m so với mặt nước biển. Tại Khu BTTN Pù Huống, các loài gà thường tập trung ở các khu vực như Khe chổi, Khe mét, Khe Hưng, Khe Bông, Khe Phảng xa, Khe Hín bún…. thuộc địa bàn các tiểu khu 577, 587, 568, 581, 587, 598, 728.
Các loài chim ăn thịt ngày thuộc Bộ Ưng, Bộ Cắt thường có phạm vi hoạt động rộng hơn, ít bị phụ thuộc vào sinh cảnh nhưng thường gắn với các trạng thái rừng. Đây cũng là nhóm loài phân bố ở nhiều độ cao khác nhau, địa bàn hoạt động có thể cố định hoặc thay đổi và chủ yếu phụ thuộc vào con mồi. Tại Khu bảo tồn, các loài chi ăn thịt được ghi nhận ở các tiểu khu 236, 238, 239, 584, 587.
Các loài chim ăn thịt đêm thuộc Bộ Cú cũng phân bố rộng trong phạm vi Khu bảo tồn. Các loài này có thể bắt gặp ở các trạng thái rừng nghèo, phục hồi đến rừng giàu thuộc phạm vi nhiều khoảnh, tiểu khu trong Khu bảo tồn.
Các loài trong Bộ Hồng Hoàng có đặc điểm phân bố đặc trưng là các trạng thái rừng ít bị tác động, chủ yếu là rừng giàu nới có nhiều cây gỗ lớn có chiều cao tốt. Do không bắt gặp được trực tiếp ngoài thực địa nên việc xác định phân bố của các loài này cần tiếp tục được nghiên cứu trong thời gia tới, phạm vi phân bố khoanh vùng ở các trạng thái rừng giàu và trung bình ít bị tác động bởi con người.
Các loài quý hiếm thuộc Bộ Gõ kiến, Bộ Vẹt cũng phân bố tương đối rộng, chủ yếu tập trung ở các trạng thái rừng hỗn giao gỗ tre nứa hoặc rừng trung bình, rừng giàu trong Khu bảo tồn.
Các loài trong Bộ Sẻ cũng phân bố ở nhiều trạng thái rừng và khu vực khác nhau trong phạm vi Khu bảo tồn. Các loài trong họ Khướu phân bố chủ yếu ở trạng thái rừng hỗn giao gỗ tre nứa rừng trung bình hoặc rừng giàu thuộc các tiểu khu 587, 728, 241. Các loài trong họ Đuôi cụt chủ yếu phân bố ở trạng thái rừng trung bình hoặc rừng giàu thuộc các tiểu khu 587, 598.

Bản đồ phân bố các loài chim quý hiếm tại Khu BTTN Pù Huống

Từ khu vực ghi nhận các loài chim quý hiếm tại thực địa cũng như các thông tin phỏng vấn đáng tin cậy trong thời gian gần đây, bản đồ khu vực phân bố của các loài quý hiếm được xây dựng. Đây là cơ sở để tổ chức xây dựng phương án quản lý, bảo tồn và phát triển các loài chim quý hiếm của Khu bảo tồn. Tuy nhiên, bản đồ này chỉ được xây dựng với những loài có dữ liệu chính xác từ kết quả của nghiên cứu này.

Tổng hợp theo tài liệu Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống
Thái Bá Thám
Văn phòng Ban Quản lý