Từ lâu, cùng với măng đắng thì Dưa rẫy (dưa nại) được nhiều người biết đến là những sản vật, thực phẩm sạch của núi rừng Quế Phong.
Một Góc Vườn Dưa Nại
Dưa nại rất dễ trồng, được người Mông gieo hạt, trồng xen canh với lúa rẫy từ tháng 3, tháng 4 hàng năm. Đến tháng 6 thì bắt đầu thu hoạch và sẽ hết mùa vào tháng 9.
Giống dưa bản địa này bà con người Mông ta tự bảo quản giống, hàng năm cứ vào thời điểm từ tháng 3 là chúng tôi bắt đầu trồng xen với lúa rẫy, 3 tháng sau thì bắt đầu cho thu hoạch quả. Trồng Dưa thuận lợi ở chỗ tiêu thụ rất dễ, thương lái ở dưới huyện lên tận bản ta thu mua. Nhờ bán dưa nên các hộ gia đình cũng có thêm một khoản thu nhập khá, có điều kiện nuôi con cái ăn học, cuộc sống ổn định hơn.
Vườn Dưa Nại Trổ Hoa
Quả dưa nại đặc ruột, cùi dày, ăn ngon, giòn, có vị ngọt mát nên được rất nhiều người ưa chuộng. Giá ngoài thị trường, dưa nại được bán với giá trung bình 15 nghìn đồng/kg, thời điểm đầu vụ là 20 nghìn đồng/kg. Sở dĩ dưa nại được nhiều người ưa chuộng là bởi đây là một thực phẩm sạch, được người Mông trồng tự nhiên xen canh với lúa rẫy, không bón phân, không phun thuốc, không tưới nước…tất cả đều dựa vào tự nhiên nên người tiêu dùng đều rất yên tâm.
Dưa Nại
Đối với dưa rẫy thì lâu nay được bà con người Mông tự để giống năm này qua năm khác và được trồng trên rẫy và xung quanh nhà, nhiều nhất ở bản Pà Khốm, , 1 số ít ở bản Huổi Mới xã Tri Lễ. Ngoài ra, ở các bản Na Khích xã Nậm Nhóng, bản Huôi Máy xã Cắm Muộn cũng trồng vì ở đây người dân có quỹ đất trồng từ việc khoanh nuôi bảo vệ rừng măng đắng, họ vừa khai thác măng rồi đến mùa dưa người dân lại trồng dưa. Hiện nay riêng bản Pà Khốm có hơn 15 hộ trồng với số lượng nhiều, cho thu nhập mỗi năm trung bình từ 25-30 triệu đồng từ giống dưa bản địa này.”
Từ hiệu quả kinh tế mà Dưa nại đem lại, hiện nay các xã Pà Khốm, Tri Lễ đã có chủ trương hỗ trợ, khuyến khích người dân trong việc bảo tồn, trồng, phát huy giống dưa bản địa này./.
Nguyễn Thị Thu- Dự án FCPF2