KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN MIỀN TÂY NGHỆ AN - WESTERN NGHE AN BIOSPHERE RESERVE

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU TRE MÉT TẠI HUYỆN CON CUÔNG VÀ HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG, THUỘC KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GIỚI MIỀN TÂY NGHỆ AN

Cập nhật ngày 16/9/2020, 09:30:25
Cây tre, mét được phân bố khắp nơi từ miền Bắc vào miền Nam, từ miền xuôi lên miền ngược, đâu đâu ta cũng thấy những lũy tre xanh rờn, rì rào trong gió ngàn, tỏa bóng râm mát ôm trùm đường làng ngõ xóm thân quen. Họ hàng nhà tre cũng rất là phong phú, đa dạng, gồm nhiều loại như tre Đồng Nai, tre Việt Bắc, trúc Lam Sơn, nứa, dang, hóp, lạt, luồng, vầu, trúc ...


                                     Đồng bào dân tộc Thái Tại huyện Con Cuông Chăm sóc rừng tre mét

Trong Khu dự trữ sinh quyển thế giới miền Tây Nghệ An các loài cây thuộc họ hàng tre mét cũng rất phung phú và đa dạng, nhiều nhất trong tự nhiên là rừng nứa, giang, lùng, vầu; còn các loại tre mét chủ yếu được trồng thành rừng hoặc phân tán.

Các sản phẩm từ tre mét phục vụ rất nhiều cho đời sống và các hoạt động kinh tế xã hội, như chứng tỏ tình hình sử dụng tài nguyên tre mét càng ngày càng phát triển. Trong hội thảo khoa học về tre Quốc tế năm 1985, các nhà khoa học Nhật Bản đã chứng minh, tre có hàng nghìn loại sản phẩm khác nhau. Nhà khoa học Lâm nghiệp tiền bối  Trung Quốc, Giáo sư Chen Rong đã dựa vào các đặc tính thân tre mà chia việc lợi dụng tre ra 6 loại:

+ Dựa vào tính dễ phân chia của thân tre mà có thể dùng làm chiếu, mành, hòm tre, quạt tre, ô tre, đèn tre, nong tre, giỏ tre, lược tre, hàng rào tre.

+ Dựa vào tính bền vững tre có thể dùng làm sào tre, thang tre, giường tre, ghế tre, bàn tre, thùng tre, xà nhà.

+ Dựa vào độ đàn hồi tre có thể làm cung, nỏ, cần câu.

+ Dựa vào khả năng chống chịu mà dùng làm chân giường, cột nhà, cán ô, đinh tre

+ Dựa vào độ rỗng của tre có thể làm ống đàn, sáo…

+ Dựa vào dáng và hoa văn có thể làm giàn trúc, cán bút, ống tẩu thuốc…

Ngoài ra, dựa vào yêu cầu của các ngành, người ta còn chia làm tre xây dựng, thủy lợi, xí nghiệp công nghiệp, xí nghiệp vận chuyển thủy, xí nghiệp công nghiệp nhẹ, mỹ thuật công nghệ. Bản thân rừng tre có rất nhiều tác dụng như làm đẹp môi trường, chống xói mòn, điều tiết khí hậu. Hiện nay thân cây tre được dùng 32% trong nông nghiệp, 5% trong thủy lợi, 19% trong xây dựng, 20% trong công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp, 19% dùng làm giấy, 5% dùng trong các ngành nghề khác.

Phát triển tre là một nhu cầu bức thiết của nhân dân ta trong việc bảo vệ môi trường sinh thái. Nhiều vùng trồng tre đều có cơ may phát triển kinh tế bền vững, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập không chỉ từ nguồn lợi tre trúc mà còn tăng thu nhập từ nguồn thủy sản, nhất là nguồn cá, làm sạch nguồn nước uống cho nhân dân ở trong Khu dự trữ sinh quyển thế giới miền Tây Nghệ An. 

Thực hiện chương trình công tác năm 2020, Ban quản lý Khu DTSQ đã phối hợp với Đoàn Điều tra quy hoạch lâm nghiệp Nghệ An, UBND huyện, chính quyền địa phương các xã, Công ty lâm nghiệp, Hạt Kiểm lâm, Ban quản lý rừng phòng hộ tiến hành Điều tra, đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển vùng nguyên liệu tre mét tại huyện con cuông và huyện Tương Dương, đây là hai huyện có diện tích rừng nứa và rừng tre mét nhiều nhất trong 9 huyện thuộc Khu DTSQ, kết quả như sau: 

- Tại huyện Con Cuông: Có tổng diện tích tự nhiên là 174.453,45 ha, đất lâm nghiệp 147.645,10 ha ( Chiếm 84,9%).

Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy: Trồng mới rừng tre, mét 5.277,35 ha ( Bảo vệ rừng trồng mét đã có: 4.043,67 ha; Làm giàu rừng tự nhiên bằng loài cây tre, mét: 3.661,44 ha. Chi tiết cụ thể trên địa bàn từng xã gồm:

- Tại huyện Tương Dương: Có tổng diện tích tự nhiên là 280.777,68 ha, quỹ đất quy hoạch lâm nghiệp 252.977,09 ha (Chiếm 90%).

Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy: Trồng mới rừng tre, mét 5.757,32 ha Bảo vệ rừng trồng mét đã có: 1.177,91 ha; Làm giàu rừng tự nhiên bằng loài cây tre, mét: 19.930,29 ha. Chi tiết cụ thể trên địa bàn từng xã gồm:

Trong những năm qua, để tăng giá trị sử dụng đất, giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo cho đồng bào nông thôn miền núi, mặt khác để tạo điều kiện thực hiện luật Lâm nghiệp;  Đảng, Nhà nước, Chính phủ cũng như UBND tỉnh đã có nhiều chính sách về đất đai cũng như đầu tư, hỗ trợ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng. Các Nghị định về giao đất khoán rừng, cho thuê đất rừng ...; Các chương trình, dự án đầu tư hỗ trợ để người dân sống trong rừng và gần rừng có cơ hội phát triển kinh tế bằng sản xuất kinh doanh rừng bền vững. 

                                                                                                  Nguyễn Tiến Hưng-BQL Khu DTSQ miền Tây Nghệ An