Tiếng đồn cá Mát sông Giăng
Dẻo thơm Kẻ Quạ, ngon Măng Chợ Chùa
Sông Giăng, con sông từ lâu đã đi vào thơ ca nhạc hoạ như là một điểm nhấn của du lịch Thanh Chương và của cả Nghệ An.
Con sông Giăng hiền hoà thơ mộng được bắt nguồn từ đại ngàn chảy qua miền thượng huyện Thanh Chương, là hợp lưu của sông Lam, một trong những con sông lớn và dài nhất miền Trung. Có phải vì khí hậu hay thổ nhưỡng mang tính đặc thù của vùng đất này mà sông Giăng mang trong mình nhiều đặc sản quý giá. Một trong những đặc sản đó là: cá sông Giăng. Nói đến cá sông Giăng, măng Chợ Chùa thì ngưòi Nghệ ai mà chẳng biết. Cũng như măng Chợ Chùa, cá sông Giăng không chỉ nhiều mà còn ngon nổi tiếng. Nhưng nói đến cá sông Giăng thì trưốc hết phải kể đến cá Mát sông Giăng, ai đã từng có may mắn thưỏng thức một lần thì mãi suốt cuộc đời khó có thể quên được.
Theo kinh nghiệm dân gian, Cá Mát sông Giăng không chỉ ngon, bùi, béo mà còn có tác dựng chữa bệnh, đặc biệt tốt đối vối phụ nữ sau khi sinh nở, ăn vào nhiều sữa, đẹp da, chống được bệnh sản hậu và dáng dấp cơ thể mau hồi phục. Cá Mát sông Giăng nướng nhắm với rượu sẽ là món ăn khó quên với bất kỳ ai. để phụ họa thì trong bữa ăn còn có món măng rừng luộc chấm.
Người dân địa phương cho biết ngày xưa cá sông Giăng nhiều lắm, cá Mát cũng rất nhiều, đánh bắt rất dễ, nhưng từ khi đắp đập Phà Lài ở trên thượng nguồn thì lượng cá Mát giảm hẳn, không chỉ cá Mát mà nhiều loài cá khác cũng ít dần. Theo các già làng thì các loài cá này có đặc tính đến mùa sinh sản là phải lên tận đầu nguồn, nhưng có lẽ do con đập ngăn dòng cao quá nên chúng không vượt lên được, thế là đành lỗi mất mùa sinh sản. Bên cạnh đó, việc đánh bắt bằng mìn, bằng các dụng cụ xung điện, nạn ô nhiễm môi trưòng, thuốc trừ sâu, các chất thải độc hại khác... làm cho dòng sông và các loài cá phải oằn mình gánh chịu. Chính vì thế mà sản lượng cá cứ ít dần, ít dần.
Xét trên góc độ khoa học về môi trường sống thì việc ngăn đập đã làm cản trở dòng chảy, ảnh hưởng tới bãi đẻ của nhiều loài thủy sản, trong đó có cá Mát Sông Giăng; ô nhiễm môi trường tại các dòng sông ngày càng gia tăng. đặc biệt tâm lý của người tiêu dùng thích ăn loại cá Mát còn nhỏ, nhu cầu tiêu dùng cá Mát lớn, nhất là cho các nhà hàng đặc sản ở thị trấn, thành phố. Vì vậy cá Mát đã bị đánh nhiều dẫn dẫn đến cạn kiệt.
Đậu Đình Cường
Cán bộ BQL Khu BTTN Pù Hoạt