KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN MIỀN TÂY NGHỆ AN - WESTERN NGHE AN BIOSPHERE RESERVE

Ban quản lý Khu DTSQ và Dự án BR tỉnh Đồng Nai tham vấn kinh nghiệm triển khai các mô hình sinh kế và phát triển Quỹ vay vốn quay vòng Dự án VNMM/UNDP/2021/04 tại huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An

Từ ngày 29/5 đến ngày 2/6/2024 Ban quản lý Khu DTSQ Đồng Nai và Dự án BR tỉnh Đồng Nai đã có chương trình làm việc, giao lưu học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm tại Ban quản lý Khu DTSQ Tây Nghệ An, Dự án BR tỉnh Nghệ An. Thực hiện kế hoạch phối hợp của BQL Khu DTSQ Tây Nghệ An và Dự án BR tỉnh Nghệ An; Ban điều hành dự án VNM/UNDP/ 2021/04 đã báo cáo kết quả thực hiện dự án, chia sẻ các bài học kinh nghiệm về phát triển sinh kế dự án và phát triển Quỹ vay vốn quay vòng phát triển sinh kế dự án và phối hợp trải nghiệm thăm mô hình dự án tại xã Đồng Văn, huyện Quế Phong. 

Dự án VNM/UNDP/2021/04 được triển khai từ quý 1/2022 và dự kiến kết thúc vào quý 2/2024. Đến nay Dự án đã cơ bản hoàn thành tất cả các hoạt động, đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu, tiến độ, kết quả, các chỉ số. Về mô hình sinh kế: Diện tích trồng Mét đạt 19 ha/ kế hoạch 20 ha (đạt tỷ lệ 95 %), Khoanh nuôi bảo vệ, trồng bổ sung, khai thác bền vững cây Bon bo đạt 90,8 ha/ 92,9 ha (đạt tỷ lệ 97,7 %). Khoanh nuôi bảo vệ, chăm sóc, khai thác bền vững cây Chè hoa vàng đạt 133,8 ha/134,7 ha (đạt tỷ lệ 99,3 %). Khoanh nuôi bảo vệ, chăm sóc, phát triển, khai thác bề vững cây Lùng đạt 1.487,3 ha/ 1.487,3 ha (đạt tỷ lệ 100%). Quỹ vay vốn quay vòng phát triển sinh kế: 610 triệu đồng/ 610 triệu đồng đạt 100%. Tăng thu nhập của mô hình đạt 100% ( tăng trưởng 20%). Về người tham gia và hưởng lợi, chỉ số về giới của dự án mô hình sinh kế: 1.677 lượt người tham gia các hoạt động dự án gồm 1.138 nam, 539 nữ, 1.527 DTTS; người hưởng lợi trực tiếp về mô hình sinh kế và vốn quay vòng 482 hộ, 2.080 nhân khẩu, 1.061 nam, 1.019 nữ, 100% là DTTS. Chỉ số về giới 41,47%. 
Về các bài học kinh nghiệm thành công phát triển mô hình sinh kế, BĐH dự án đã chia sẻ:
Khi xây dựng đền xuất các mô hình sinh kế dự án cần: Bám sát yêu cầu của nhà tài trợ là nhân rộng mô hình, yêu cầu số hộ tham gia lớn, thời gian thực hiện dự án ngắn (2,5 năm) trên địa bàn là xã trọng điểm được lựa chọn ưu tiên trong bảo tồn Đa dạng sinh học. Lựa chọn các loại mô hình vừa đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của nhà tài trợ, nguyện vọng của người dân địa phương, các chủ trương chính sách của đảng, nhà nước, của địa phương( Cây Bonbo, cây Chè hoa vàng, cây Lùng, Cây Mét). Xác định cho đúng các vấn đề của mô hình sinh kế dự án để xây dựng các mục tiêu, nhiệm vụ, hoạt động, kết quả, sản phẩm đầu ra củng như yêu cầu đầu vào của mô hình sinh kế dự án cụ thể. Tham vấn rộng rài sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình khảo sát thiết kế, xây dựng mô hình sinh kế dự án. Lựa chọn thôn bản, địa bàn tham gia mô hình sinh kế và lựa chọn các loại sinh kế phù hợp đặc điểm sinh thái, tự nhiên trên địa bàn. Xây dựng và thực hiện các tiêu chí lựa chọn hộ tham gia mô hình sinh kế dự án. Lựa chọn cán bộ tham gia chỉ đạo mô hình sinh kế. 

Về Tổ chức thực hiện các mô hình sinh kế cần: Hỗ trợ người dân phát triển mô hình sinh kế một cách toàn diện đồng bộ: Nâng cao kiến thức năng lực (đào tạo, tập huấn, hội thảo, hội nghị, truyền thông); có chuyên gia kỹ thuật cầm tay chỉ việc, hướng dẫn, kiểm tra; hỗ trợ tài chính, kinh phí trước mắt và lâu dài (Trực tiếp, trước mắt cho hộ gia đình; hỗ trợ tạo vốn vay ban đầu, quay vòng lâu dài). Tranh thủ sự tham gia, phối hợp của các cấp ủy đảng, chính quyền cấp huyện, cấp xã, thôn bản, sự tham gia của các cơ quan liên quan( cử cán bộ tham gia BĐH, NCG, tham gia các hoạt động của dự án, ban hành các quy định theo thâm quyền: Thành lập Ban chỉ đạo, ban nghiệm thu, thành lập Quỹ, BQL Quỹ, quy chế hoạt động của Quỹ, Quy trình Kỹ thuật, Quy định lồng ghép, Thông báo Kết luận...). lồng ghép, đối ứng kinh phí. Dân chủ, công khai minh bạch quyền lợi, nghĩa vụ của người hưởng lợi tham gia mô hình sinh kế. Phát huy vai trò của cấp thôn bản, của cộng đồng trong giám sát,thực hiện các mô hình sinh kế dự án. Tăng cường phối hợp, thống nhất của BĐH, NCG trong chỉ đạo tổ chức thực hiện, tư vấn, kiểm tra.... thực hiện mô hình sinh kế dự án. Nắm chắc các diễn biến thời tiết,đặc điểm văn hóa xã hội, tập quán, phong tục  của địa phương để đề xuất các hoạt động cụ thể theo giai đoạn, thời vụ... cho các mô hình sinh kế. Tranh thủ các nguồn lực địa phương lồng ghép, hỗ trợ các mô hình sinh kế dự án(Nhân lực, nhiệm vụ chuyên môn- Kiểm lâm, Phòng Nông nghiệp, cán bộ Nông nghiệp UBND xã; Lồng ghép tài chính, kinh phí đối ứng). Lan tỏa, tác động các mô hình sinh kế dự án để thúc đẩy hình thành và lan toả trong chủ trương, chính sách, nghị quyết của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương Truyền thông, lan tỏa lợi ích, thành công, cách làm của mô hình sinh kế.

Về xây dựng Quỹ vay vốn quay vòng phát triển sinh kế dự án,cần thực hiện tốt các nội dung: Truyền thông rộng rãi về Quỹ vay vốn quay vòng phát triển sinh kế dự án. Tham mưu, tư vấn cho địa phương thành lập Qũy, Ban quản lý Quỹ, quy chế hoạt động của Quỹ. Triển khai các thủ tục hành chính tài chính quản lý vận hành Quỹ. Hỗ trợ, đôn đốc kiểm tra, giám sát của BĐH/ NCG với Ban quản lý quỹ, các hộ vay đảm bảo mục tiêu của quỹ, hiệu qủa sinh lợi trong SXKD từ vốn vay. Xác định mức vốn vay, số hộ tham gia vay phù hợp; chuyển giao quyền sở hữu vốn vay về cho địa phương để duy trì phát triển bền vững khi dự án kết thúc.

Trưởng BĐH Dự án
Nguyễn Thành Nhâm